Mắc nối tiếp hai bình điện phân: bình (1) chứa dung dịch MCl2 và bình (2) chứa dung dịch AgNO3. Sau 3 phút 13 giây thì ở catot bình (1) thu được 1,6 gam kim loại còn ở catot bình (2) thu được 5,4 gam kim loại. Cả hai bình đều không thấy khí ở catot thoát ra. Tìm kim loại M?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Mắc nối tiếp hai bình điện phân: bình (1) chứa dung dịch MCl2 và bình (2) chứa dung dịch AgNO3. Sau 3 phút 13 giây thì ở catot bình (1) thu được 1,6 gam kim loại còn ở catot bình (2) thu được 5,4 gam kim loại. Cả hai bình đều không thấy khí ở catot thoát ra. Tìm kim loại M?


Đáp án:

Do hai bình mắc nối tiếp điện tích qua chúng không đổi, dẫn tới số mol e trao đổi của chúng bằng nhau:

Q = I.t = (1,6.2.F) : M = (5,4.1.F) : 108 

=> M = 64 (Cu)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho phương trình hóa học: a FeSO4 + b KMnO4 + c NaHSO4 -> x Fe2(SO4)3 + y K2SO4 + z MnSO4 + t Na2SO4 + u H2O. Với a, b, c, x, y, z, t, u là các số nguyên tối giản. Tổng hệ số các chất trong phương trình hóa học trên là:

Đáp án:
  • Câu A. 28

  • Câu B. 46

  • Câu C. 50

  • Câu D. 52

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp gồm metanal, axit etanoic, glucozơ và fructozơ cần 3,36 lít O2 (đktc). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng thu được kết tủa và dung dịch X. Khối lượng dung dịch X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp gồm metanal, axit etanoic, glucozơ và fructozơ cần 3,36 lít O2 (đktc). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng thu được kết tủa và dung dịch X. Khối lượng dung dịch X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào ?


Đáp án:

Nhận thấy hỗn hợp metanal, axit etanoic, glucozơ và fructozơ đều có dạng CnH2nOn.

CnH2nOn + nO2 → nCO2 + nH2O

Ta có nO2 = nCO2 = nH2O = 0,15 mol.

Ta có mCO2 + mH2O - mCaCO3 = 0,15 × 44 + 0,15 × 18 - 0,15 × 100= -5,7.

⇒ Khối lượng dung dịch giảm 5,7g

Xem đáp án và giải thích
Có những bazơ sau: Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào: a) Tác dụng được với dung dịch HCl? b) Bị nhiệt phân hủy? c) Tác dụng được với CO2? d) Đổi màu quỳ tím thành xanh? Viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những bazơ sau: Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào:

a) Tác dụng được với dung dịch HCl?

b) Bị nhiệt phân hủy?

c) Tác dụng được với CO2?

d) Đổi màu quỳ tím thành xanh?

Viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

a) Tất cả các bazơ đã cho đều phản ứng với dung dịch HCl.

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + H2O

b) Bị phân hủy ở nhiệt độ cao là các bazo không tan : Cu(OH)2

Cu(OH)2  --t0--> CuO + H2O

c) Tác dụng với CO2 là các dung dịch bazo (kiểm) NaOH, Ba(OH)2

CO2 + NaOH → NaHCO3

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O

2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2

d) Đổi màu quỳ tím thành xanh: các kiềm NaOH, Ba(OH)2.

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

Đáp án:
  • Câu A. Các peptit mà phân tử chỉ chứa từ 11 đến 50 gốc -aminoaxit được gọi là polipeptit.

  • Câu B. Các protein đều là chất rắn, nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.

  • Câu C. Peptit mạch hở phân tử chứa hai gốc -aminoaxit được gọi là đipeptit.

  • Câu D. Peptit mạch hở phân tử chứa hai liên kết peptit –CO-NH được gọi là đipeptit.

Xem đáp án và giải thích
Một nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử như sau: 1s22s22p4. 1s22s22p3. 1s22s22p63s23p1. 1s22s22p63s23p5. a) Hãy xác định số electron hóa trị của từng nguyên tử. b) Hãy xác định vị trí của chúng (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử như sau:

1s22s22p4.

1s22s22p3.

1s22s22p63s23p1.

1s22s22p63s23p5.

a) Hãy xác định số electron hóa trị của từng nguyên tử.

b) Hãy xác định vị trí của chúng (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.


Đáp án:

a)- 1s22s22p4: Số electron hóa trị là 6.

- 1s22s22p3 : Số electron hóa trị là 5.

- 1s22s22p63s23p1 : Số electron hóa trị là 3.

- 1s22s22p63s23p5 : Số electron hóa trị là 7.

b)- 1s22s22p4 : Nguyên tố thuộc chu kì 2 nhóm VIA.

- 1s22s22p3 : Nguyên tố thuộc chu kì 2 nhóm VA.

- 1s22s22p63s23p1 : Nguyên tố thuộc chu kì 3 nhóm IIIA.

- 1s22s22p63s23p5 : Nguyên tố thuộc chu kì 3 nhóm VIIA.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…