Giữa tinh bột, saccarozo, glucozo có điểm chung là :
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Giữa tinh bột, saccarozo, glucozo có điểm chung là :


Đáp án:
  • Câu A. chúng thuộc loại cacbohidrat Đáp án đúng

  • Câu B. Đều tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam

  • Câu C. Đều bị thủy phân bởi dung dịch axit

  • Câu D. Đều không có phản ứng tráng bạc

Giải thích:

Giữa tinh bột, saccarozo, glucozo có điểm chung là chúng thuộc loại cacbohidrat

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có một số công thức hóa học được viết như sau: Na2O, NaO, CaCO3, Ca(OH)2, HCl, CaO, Ca2O, FeO. Hãy chỉ ra các công thức hóa học viết sai.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có một số công thức hóa học được viết như sau:

Na2O, NaO, CaCO3, Ca(OH)2, HCl, CaO, Ca2O, FeO.

Hãy chỉ ra các công thức hóa học viết sai.


Đáp án:

Công thức hóa học viết sai: NaO, Ca2O

Sửa lại: Na2O, CaO.

Xem đáp án và giải thích
Cấu trúc của tinh thể iot là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cấu trúc của tinh thể iot là cấu trúc gì?


Đáp án:

Cấu trúc của tinh thể iot là lập phương tâm diện.

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn 14,6g một đipeptit thiên nhiên X bằng dung dịch NaOH, thu được sản phẩm trong đó có 11,1g một muối chứa 20,72% Na về khối lượng. Tìm công thức của X 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn 14,6g một đipeptit thiên nhiên X bằng dung dịch NaOH, thu được sản phẩm trong đó có 11,1g một muối chứa 20,72% Na về khối lượng. Tìm công thức của X 


Đáp án:

Muối chứa 20,72% Na về khối lượng có PTK là

M muối = 23/0,272 = 111

nmuối = 0,1 mol; Mdipeptit = 146 .

Gọi các aminoaxit còn lại là Z

⇒ 146 = MAla + Mamin⁡oaxitZ - 18

⇒ MZ = 75 (Gly)

do vậy X là: H2N – CH(CH3) – CO – NH – CH2 – COOH(Ala - Gly)

hoặc H2N – CH2 – CO – NH – CH(CH3) – COOH. ( Gly - Ala)

Xem đáp án và giải thích
Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được hai muối trong mỗi cặp chất sau được không ? a) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3. b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4. c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2. Giải thích và viết phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được hai muối trong mỗi cặp chất sau được không ?

a) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3.

b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4.

c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2.

Giải thích và viết phương trình hoá học.


Đáp án:

Dùng dung dịch NaOH có thể phân biệt được 2 muối trong những cặp chất:

a) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3. Dung dịch muối nào tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra kết tủa màu đỏ nâu, là muối Fe2(SO4)3:

Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4

b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4 .Dung dịch muối nào tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra kết tủa màu xanh, là muối CuSO4 :

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓+ Na2SO4

c) Dung dich Na2SO4 và dung dịch BaCl2 : không dùng NaOH để nhận biết 2 dung dịch trên vì sau phản ứng các cặp chất không tồn tại.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định pentapeptit dựa vào phản ứng thủy phân
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thì thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn X trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Gly-Gly; Ala-Gly; và tripeptit Gly-Val-Gly. Amino axit đầu N, amino axit đầu C của X là


Đáp án:
  • Câu A. Gly, Val.

  • Câu B. Ala, Gly.

  • Câu C. Ala, Val.

  • Câu D. Gly, Gly.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…