Có 5 ống nghiệm A, B, c, D, E. Mỗi ống có chứa 12,4 gam đồng(II) cacbonat CuCO3. Khi đun nóng, muối này bị phân huỷ dần :
CuCO3(r) to→ CuO(r) + CO2 (k)
Mỗi ống được nung nóng, đế nguội và cân chất rắn còn lại trong ống nghiệm. Sau đó, thí nghiệm trên lại được lạp lại 3 lần nữa để CuCO3 bị phân huỷ hết. Các kết quả được ghi lại như sau :
a) Hãy dùng những kết quả ở bảng trên để trả lời những câu hỏi sau :
1. Ống nghiệm nào đã bị bỏ quên, không đun nóng ?
2. Ống nghiệm nào có kết quả cuối cùng dự đoán là sai ? Vì sao ?
3. Vì sao khối lượng chất rắn trong ống nghiêm A là không đổi sau lần nung thứ 3 và thứ 4 ?
4. Ống nghiệm nào mà toàn lượng đồng(II) cacbonat đã bị phân huỷ sau lần nung thứ nhất ?
b) Hãy tính toán để chứng minh kết quả thí nghiệm của những ống nghiệm nào là đúng.
a) 1. Ống nghiệm E (khối lượng CuCO3 không thay đổi).
2. Ống nghiệm C, vì khác với các kết quả của những ống nghiệm A, B, D.
3. Sau lần nụng thứ 3 thì toàn lượng CuCO3 đã bị phân huỷ hết thành CuO.
4. Ống nghiệm D.
b) Phần tính toán :
Theo phương trình hoá học :
124 gam CuCO3 sau khi bị phân huỷ sinh ra 80 gam CuO.
Vậy 12,4 gam CuCO3 sau khi bị phân huỷ sinh ra :
mCuO = 80x12,4/124 = 8g
Thí nghiệm được tiến hành trong các ống nghiệm A, B, D là đúng.
Biết rằng trong nước bọt có men amilaza làm chất xúc tác cho phản ứng của tinh bột với nước chuyển thành mantozo (đường mạch nha) và một ít men mantaza làm chất xúc tác cho phản ứng của mantozo với nước chuyển thành glucozo.
Khi ta nhai cơm (trong cơm có tinh bột) có thể xảy ra hai phản ứng hóa học trên.
Hãy ghi lại phương trình chữ của hai phản ứng và giải thích vì sao khi nhai kĩ cơm ta thấy vị ngọt.
Tinh bột + Nước → Mantozo
Mantozo + Nước → Glucozo
Nhai cơm kĩ để nghiền thật nhỏ tinh bột, đồng thời để nước bọt tiết ra có đủ chất xúc tác cho phản ứng chuyển tinh bột thành mantozo, và phản ứng chuyển từ mantozo thành glucozo. Vị ngọt có được là do có một ít hai chất này.
Để trung hòa 200 ml dung dịch amino axit 0,5M cần 100 g dung dịch NaOH 8%, cô cạn dung dịch được 16,3 g muối khan. X có công thức cấu tạo (cho H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23):
Câu A. (H2N)2CH-COOH
Câu B. H2N-CH2-CH(COOH)2
Câu C. H2NCH(COOH)2
Câu D. H2N-CH2-CH2-COOH
Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo ra dung dịch làm xanh giấy quỳ tím là
Câu A. Be
Câu B. Ba
Câu C. Fe
Câu D. Zn
Có 5 dung dịch NH3, HCl, NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH cùng nồng độ được đánh ngẫu nhiên là A, B, C, D, E.
Giá trị pH và khả năng dẫn điện của dung dịch theo bảng sau:
Dung dịch A, pH = 5,25; khả năng dẫn điện: tốt;
dung dịch B, pH = 11,53; khả năng dẫn điện: tốt;
dung dịch C, pH = 3,01; khả năng dẫn điện: kém;
dung dịch D, pH = 1,25; khả năng dẫn điện: tốt;
dung dịch E, pH = 11,00; khả năng dẫn điện kém.
Các dung dịch A, B, C, D, E lần lượt là
Câu A. NH4Cl, NH3, CH3COOH, HCl, Na2CO3
Câu B. CH3COOH, NH3, NH4Cl, HCl, Na2CO3
Câu C. NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH, HCl, NH3
Câu D. Na2CO3, HCl, NH3, NH4Cl, CH3COOH
Một poli peptit được tạo ra từ glyxin và alanin có phân tử khối 587 đvC. Hỏi có bao nhiêu mắt xích tạo ra từ glyxin và alanin trong chuỗi peptit trên?
Giả sử polypeptit được tạo ra bởi xGly và yAla
xGly + yAla → polypeptit + (x + y - 1)H2O
để tạo ra n-peptit , cần tách đi (n-1)H2O
M(polipeptit) = tổng M(n gốc α-amino axit) - (n-1)18
⇒ 75x + 89y - (x + y - 1)18 = 587
⇒ 57x + 71y = 569
⇒ x = 5; y = 4 (x , y ∈ N*)
⇒ 5-Gly, 4-Ala
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.