Cho 20 gam bột Fe vào dung dịch HNO3 và khuấy đến khi phản ứng xong thu V lít khí NO (đkc) và còn 3,2 gam kim loại.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 20 gam bột Fe vào dung dịch HNO3 và khuấy đến khi phản ứng xong thu V lít khí NO (đkc) và còn 3,2 gam kim loại. Tìm V?


Đáp án:

Fe còn dư nên dung dịch chỉ gồm Fe2+

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

mFe (pư) = 20 – 3,2 = 16,8g => nFe = 0,3 mol

Fe - 2e → Fe2+

N+5 + 3e → N+2 (NO)

BT e => 3nNO = 2nFe = 2. 0,3 = 0,6 mol => nNO = 0,2 mol => V= 4,48l

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong số các tính chất kể cả dưới đây của chất, biết được tính chất nào bằng quan sát trực tiếp, tính chất nào dung dụng cụ đo, tính chất nào phải làm thí nghiệm mới biết được: Màu sắc , tính tan trong nước, tính dẫn điện, khối lượng riêng, tính cháy được, trạng thái, nhiệt độ nóng chảy.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong số các tính chất kể cả dưới đây của chất, biết được tính chất nào bằng quan sát trực tiếp, tính chất nào dung dụng cụ đo, tính chất nào phải làm thí nghiệm mới biết được:

   Màu sắc , tính tan trong nước, tính dẫn điện, khối lượng riêng, tính cháy được, trạng thái, nhiệt độ nóng chảy.


Đáp án:

   - Tính chất quan sát trực tiếp: màu sắc, trạng thái.

   - Tính chất dùng dụng cụ đo: khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy.

   - Tính chất phải làm thí nghiệm: tính tan trong nước, tính dẫn điện, tính cháy được.

Xem đáp án và giải thích
Trong công nghiệp, người ta sử dụng cacbon để làm nhiên liệu. Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 5kg than đá chứa chứa 90% cacbon, biết rằng 1 mol cacbon cháy thì tỏa ra 394kJ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong công nghiệp, người ta sử dụng cacbon để làm nhiên liệu. Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 5kg than đá chứa chứa 90% cacbon, biết rằng 1 mol cacbon cháy thì tỏa ra 394kJ.


Đáp án:

Khối lượng cacbon: 5 x 90% = 4,5 (kg)

1 mol C (12g) khi đốt cháy tỏa ra 394 (kJ)

Vậy 4,5kg = 4500g C khi đốt cháy tỏa ra x (kJ).

Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 5kg là: (4500/12).394 = 147750kJ

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng oxi hóa khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a). Sục H2S vào dung dịch nước clo (b). Sục khí SO2 vào dung dịch thuốc tím (c). Cho H2S vào dung dịch Ba(OH)2 (d). Thêm H2SO4 loảng vào nước Javen (e). Đốt H2S trong oxi không khí. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là:

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Lý thuyết về tính chất vật lý của kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai ?


Đáp án:
  • Câu A. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.

  • Câu B. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.

  • Câu C. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.

  • Câu D. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.

Xem đáp án và giải thích
Khi lấy 11,1 g muối clorua của một kim loại chỉ có hoá trị II và một lượng muối sunfat của kim loại đó có cùng số mol, thấy khác nhau 2,5 g. Xác định công thức hoá học của hai muối.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi lấy 11,1 g muối clorua của một kim loại chỉ có hoá trị II và một lượng muối sunfat của kim loại đó có cùng số mol, thấy khác nhau 2,5 g. Xác định công thức hoá học của hai muối.



Đáp án:

Đặt công thức của các muối là MCl2 và MSO4.

Gọi x là số mol mỗi muối. Theo đề bài ta có .

(M + 96)x - (M + 71)x = 2,5 → x = 0,1 (mol)

Khối lượng mol của MCl2 là (g/mol)

Nguyên tử khối của M là 111- 71 = 40 => M là Ca .

Công thức các muối là CaCl2 và CaSO4.




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…