Cho 14,16 gam hỗn hợp X gồm: Fe, FeO, Fe2O3. Chia X thành 3 phần bằng nhau. Khử hoàn toàn phần (1) bằng khí H2 dư, thu được 3,92 gam Fe. Phần (2) tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, thu được 4,96 gam chất rắn. Hòa tan hoàn toàn phần (3) bằng dung dịch HCl vừa đủ được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Giải
Gọi số mol: nFe = a mol ; nFeO = b mol ; nFe2o3 = c mol
Phần 1 : Fe trong hỗn hợp x là a mol
FeO + H2 → Fe + H2O
Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O
nFe = a + b + 2c = 3,92/56 = 0,07 (mol) (1)
Phần 2 : Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
FeO,Fe2O3 → FeO,Fe2O3 (mol)
mchất rắn = 64a + 72b + 160c = 4,96 gam (2)
Khối lượng mỗi phần m = 14,16/3 = 4,72 = 56a + 72b + 160c (3)
Từ (1), (2) và (3) => a = 0,03 ; b = 0,02 ; c = 0,01
Phần 3 : Fe + HCl → FeCl2 + H2 ↑
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl → 2 FeCl3 + 3H2O
ncl- = 0,03.2 + 0,02.2 + 0,02.3 = 0,16 (mol)
nfe2+ = 0,03 + 0,02 = 0,05 (mol)
Cl- + Ag+ → AgCl ↓
Fe2+ + Ag+ → Ag + Fe3+
→ m = 0,16.143,5 + 0,05.108 = 28,36 (gam)
Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro?
Bởi vì so với gỗ và than đá thì xăng và cồn là những hợp chất hữu cơ có độ thuần khiết cao. Khi đốt xăng và cồn chúng sẽ cháy hoàn toàn tạo thành CO2 và hơi H2O, tất cả chúng đều bay vào không khí. Xăng tuy là hỗn hợp nhiều hiđrocacbon, nhưng chúng là những chất dễ cháy. Vì vậy cho dù ở trạng thái hỗn hợp nhưng khi đốt đều cháy hết.
Với than đá và gỗ thì lại khác. Cả hai vật liệu đều có những thành phần rất phức tạp. Những thành phần của chúng như xenlulozơ, bán xenlulozơ, gỗ, nhựa là những hợp chất hữu cơ dễ cháy và có thể “cháy hết”. Nhưng gỗ thường dùng còn có các khoáng vật. Những khoáng vật này đều không cháy được. Vì vậy sau khi đốt cháy gỗ sẽ còn lại và tạo thành tro.
Than đá cũng vậy, trong thành phần than đá ngoài cacbon và các hợp chất hữu cơ phức tạp còn có các khoáng là các muối silicat. Nên so với gỗ khi đốt cháy than còn cho nhiều tro hơn.
Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đều là hiện tượng hóa học, đâu là hiện tượng vật lí. Giải thích.
a) Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc (khi lưu huỳnh đioxit).
b) Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
c) Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển đến thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.
d) Cồn để trong lọ không khí khi bay hơi.
- Hiện tượng hóa học (a) và (c) vì :
Câu a: lưu huỳnh cháy → khí lưu huỳnh đioxit : có sự tạo thành chất mới
Câu c: canxi cacbonat → hai chất khác : có sự tạo thành chất mới
- Hiện tượng vật lí (b) và (d) vì thủy tinh và cồn vẫn giữ nguyên chất ban đầu. Thủy tinh chỉ thay đổi trạng thái từ thủy tinh rắn thành thủy tinh nóng chảy. Cồn trong lọ kín không có sự thay đổi gì.
Cho 360 g glucozơ lên men thành ancol etylic và cho toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ vào dd NaOH dư được 318 g muối. Hiệu suất phản ứng lên men là
Câu A. 75,0%
Câu B. 80,0%
Câu C. 62,5%
Câu D. 50,0%.
Vị chua của trái cây là do các axit hữu cơ có trong đó gây nên. Trong quả táo có axit 2-hidroxibutanđioic (axit malic), trong quả nho có axit -2,3- đi hidroxibutanđioic (axit tacric), trong quả chanh có axit 2- hidroxipropan -1, 2, 3 –tricacboxylic (axit xitri còn gọi là axit limonic). Hãy điền các tên dưới các công thức sau cho phù hợp.
HOOC-CH(OH)-CH2-COOH : Axit 2 hidroxi butanđioic
HCOO-CH(OH)-CH(OH)-COOH: Axit -2,3-đi hidroxi butanđioic
HOOC-CH2-C-(OH)-C-(COOH) - CH2 - COOH: axit 2-hidroxi propan-1, 2, 3 - tricacboxylic
Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Kim loại, phi kim, rất hoạt động, phi kim rất hoạt động, hợp chất.
Khí oxi là một đơn chất ..……….. Oxi có thể phản ứng với nhiều ……………., ……………, ……………..
Khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động. Oxi có thể phản ứng với nhiều phi kim, kim loại, hợp chất.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.