Cho các este sau: etyl axetat, propyl axetat, metyl propionat, metyl metacrylat. Có bao nhiêu este tham
gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime?
Điều kiện cần về cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng hợp là trong phân tử phải có liên kết bội kém
bền hoặc là vòng kém bền có thể mở.
Etyl axetat: CH3COOC2H5
→ không thỏa mãn.
Propyl axetat: CH3COOC3H7
→ không thỏa mãn.
Metyl propionat: C2H5COOCH3
→không thỏa mãn.
Metyl metacrylat: CH2=C(CH3)-COOCH3
→ thỏa mãn.
Vậy chỉ có 1 este tham gia trùng hợp.
Cho 32 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3 và CuO tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch H2SO4 2M. Khối lượng muối thu được bao nhiêu?
Gọi x, y, z lần lượt là số mol của MgO, Fe2O3 và CuO
MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
Số mol H2SO4 = 0,3.2 = 0,6(mol) = (x + 3y + z)
Khối lượng các oxit:
32 = x(24 + 16) + y(56.2 + 16.3) + x(64 + 16)
32 = (24x + 56.2y + 24z) + 16(x + 3y + z)
→ (24x + 56.2y + 24z) = 22,4
Khối lượng muối thu được là :
m = x(24 + 96) + y(56.2 + 96.3) + x(64 + 96)
m = (24x + 2.56y + 64z) + 96(x + 3y + z)
m = 22,4 + 96.0,6 = 80 (gam)
Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là?
Khi Y nặng hơn không khí ⇒ Y là CH3NH2, X là muối amoni
Dung dịch Z làm mất màu Br2 ⇒ Z chứa CH2=CH-COONa
CH2=CH-COOH3NCH3 + NaOH→ CH2=CH-COONa + CH3NH2 + H2O
m = (10,3 : 103). 94 = 9,4g
Hòa tan hoàn toàn 20,6 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít CO2 (đktc) và dung dịch chứa 22,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là gì?
nH2O = nCO2 = a mol ⇒ nHCl = 2nH2O = 2a mol
Bảo toàn khối lượng:
20,6 + 2a.36,5 = 22,8 + 44a + 18a ⇒ a = 0,2 mol
⇒ V = 0,2.22,4 = 4,48 lít
Khi khí H2S và axit H2SO4 tham gia các phản ứng oxi hóa – khử, người ta có nhận xét
- Hidro sunfua chỉ thể hiện tính khử.
- Axit sunfuric chỉ thể hiện tính oxi hóa.
a) Hãy giải thích điều nhận xét trên.
b) Đối với mỗi chất, hãy dẫn ra một phản ứng hóa học để minh họa.
a) Khí H2S và axit sunfuric đặc tham gia các phản ứng oxi hóa – khử thì khí H2S chỉ thể hiện tính khử và H2SO4 đặc chỉ thể hiện tính oxi hóa. Vì trong H2S số oxi hóa của S chỉ có thể tăng, trong H2SO4 số oxi hóa S chỉ có thể giảm.
Vì trong H2S số oxi hóa của S là -2 (là số oxi hóa thấp nhất của S) nên chỉ có thể tăng (chỉ thể hiện tính khử), trong H2SO4 số oxi hóa của S là +6 (là số oxi hóa cao nhất của S) nên chỉ có thể giảm (chỉ thể hiện tính oxi hóa).
b) Phương trình phản ứng hóa học:
Hợp chất nào sau đây tác dụng được với vàng kim loại?
Câu A. Không có chất nào.
Câu B. Axit HNO3 đặc nóng.
Câu C. Dung dịch H2SO4 đặc nóng.
Câu D. Hỗn hợp axit HNO3 và HCl có tỉ lệ số mol 1:3.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.