Câu A. 6 Đáp án đúng
Câu B. 7
Câu C. 5
Câu D. 4
Chú ý: Trong nhiều TH chất lưỡng tính khác với chất vừa tác dụng với HCl và NaOH. Ví dụ điển hình là Al, Zn. Ca(HCO3)2; Pb(OH)2; ZnO. (NH4)2CO3; Al(OH)3; Zn(OH)2.
Đun nóng a gam hỗn hợp E chứa triglixerit X và các axit béo với 200 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được glixerol và hỗn hợp muối Y. Hiđro hóa hoàn toàn Y cần vừa đủ 0,1 mol H2 chỉ thu được muối natri panmitat. Đốt cháy 0,07 mol E thu được 1,645 mol CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
Y gồm các muối 16C nên X sẽ có 51C và các axit béo (Gọi chung là M) có cùng 16C
Số C = nCO2/nE = 1,645/0,07 = 23,5 => nX: nM = 3:11
Đặt n X = 3a => nA = 11a
=>nNaOH = 3 x 3a + 11 a= 0,2 => a = 0,01
=> n H2O = 0,11 mol và nC3H5(OH)3 = 0,03 mol
Muối gồm: C15H31COONa (0,2 mol) và H2 (-0,1)
=> m muối = 0,2 x 278 = 55,4 gam
BTKL: mE + mNaOH = mmuối+ mH2O + mC3H5(OH)3
=> mE = 55,4 + 0,11 x 18 + 0,03 x 92 - 0,2 x 40 = 52,14 gam
Limonen là một chất có mùi thơm dịu được tách ra từ tinh dầu chanh. Kết quả phân tích limonen cho thấy phần trăm khối lượng các nguyên tố như sau : %mC = 88,235% ; %mH = 11,765%. Tỉ khối hơi của limonen so với không khí bằng 4.690. Tìm công thức phân tử của limonen?
MX = 4,69.29 = 136. Đặt CTPT của limonen là CxHy
%C = 12x/136.100% = 88,235% → x = 10
%H = y/136.100% = 11,765% → y = 16 → Z = 2 → CTPT: C10H16
Cho các hóa chất NaCl (r), MnO2 (r), NaOH (dd), KOH (dd), H2SO4 (dd đặc), Ca(OH)2 (r). Từ các hóa chất đó, có thể điều chế được các chất sau đây hay không?
a) Nước Gia-ven.
b) Kali clorat.
c) Clorua vôi.
d) Oxi.
e) Lưu huỳnh đioxit.
Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
a) Nước Gia—ven:
NaCl(r) + H2SO4(dd đặc) -> NaHSO4(dd) + HCl(k)
4HCl(dd) + MnO2(r) -> MnCl2(dd) + Cl2(k) + 2H2O (1)
Cl2(k) + 2NaOH(dd) -> NaCl + NaClO + H2O .
b) Kali clorat: 3Cl2 + 6KOH dd --1000C--> 5KCl + KClO3 + 3H2O
c) Clorua vôi: Cl2 (k) + Ca(OH)2 --300C--> CaOCl2 + H2O
d) Oxi: KClO3 --MnO2, t0--> 2KCl + 3O2
e) Lưu huỳnh đioxít: Các hóa chất đã cho không đủ đề điều chế SO2.
Nêu phương pháp hóa học để phân biệt các chất sau:
a) CH4, C2H4, CO2.
b) C2H5OH, CH3COOC2H5, CH3COOH.
c) Dung dịch glucozơ, dung dịch saccarozơ, dung dịch axit axetic.
a) Cho các khí qua dung dịch Ca(OH)2 dư, khí nào cho kết tủa là khí CO2.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Lấy cùng một thể tích các khí còn lại cho tác dụng với cùng một thể tích dung dịch brom có cùng nồng độ, khí không làm mất màu dung dịch brom là CH4 , khí làm nhạt màu dung dịch brom là C2H4.
b) Cho dung dịch Na2CO3 vào ba ống nghiệm chứa các chất trên, chất trong ống nghiệm nào có khí bay ra là CH3COOH.
CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O
(Có thể dùng quỳ tím, axit CH3COOH đổi màu quỳ tím thành đỏ).
Cho Na vào hai ống nghiệm còn lại, chất trong ống nghiệm nào cho khí bay ra là rượu etylic, chất không phản ứng là CH3COOC2H5.
c) Cho quỳ tím vào ba ống nghiệm chứa các chất tren, chất trong ống nghiệm nào đổi màu quỳ tím thành đỏ là axit axetic.
Cho AgNO3 trong dung dịch NH3 vào hai ống nghiệm còn lại và đun nóng, chất trong ống nghiệm nào có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm là glucozơ, còn lại dung dịch không phản ứng là dung dịch saccarozơ.
Hãy điền những cụm từ cho dưới đây vào các chỗ trống trong các câu sau:
a) Phân tử hiđrocacbon no chỉ có các … (1) … bền vững, vì thế chúng … (2) … ở điều kiện thường. Trong phân tử … (3) … không có … (4) … đặc biệt nào, nên khi tham gia phản ứng thì thường tạo ra … (5) … sản phẩm.
A: hiđrocacbon no
B: tương đối trơ
C: liên kết δ
D: trung tâm phản ứng
b) Ở … (6) … có những … (7) …, đó là những … (8) …, chúng gây nên những … (9) … cho iđrocacbon không no.
A: trung tâm phản ứng
B: hiđrocacbon không no
C: phản ứng đặc trưng
D: liên kết π
c) Ở vòng benzen, 6 electron p tạo thành … (10) … chung, do đó bền hơn các … (11) … riêng rẽ, dẫn đến tính chất đặc trưng của … (12) … là: tương đối …(13)…, khó cộng, bền vững đối với tác nhân oxi hoá.
A: liên kết π
B: hiđrocacbon thơm
C: hệ electron π liên hợp
D: dễ thế
a) Liên kết δ/ tương đối trơ/ hidrocacbon no/ trung tâm phản ứng/ nhiều.
b) Hidrocacbon không no/ liên kết π/ trung tâm phản ứng/ phản ứng đặc trưng.
c) Hệ electron π liên hợp/ liên kết π/ hiđrocacbon thơm/ dễ thế.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.