Chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dầu mở để lâu dễ bị ôi thiu là do :

Đáp án:
  • Câu A. Chất béo bị phân hủy thành các mùi khó chịu

  • Câu B. Chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi Đáp án đúng

  • Câu C. Chất béo bị phân hủy với nước trong không khí

  • Câu D. Chất béo bị rữa ra

Giải thích:

Chọn B. Dầu mở để lâu dễ bị ôi thiu là do nối đôi C = C của gốc axit béo không no bị oxi hóa chậm bởi oxi trong không khí tạo thành peoxit, chất này bị thủy phân thành các sản phẩm có mùi khó chịu.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phản ứng sau: (1) Cu + H2SO4 đặc, nguội ; (5) Cu + HNO3 đặc, nguội (2) Cu(OH)2 + glucozơ ; (6) axit axetic + NaOH (3) Gly-Gly-Gly + Cu(OH)2/NaOH ; (7) AgNO3 + FeCl3 (4) Cu(NO3)2 + FeCl2 + HCl ; (8) Al + Cr2(SO4)3 Số phản ứng xảy ra ở điều kiện thường ?

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 7

  • Câu C. 8

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích
Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H2 đi qua ống đựng 16,8 gam hỗn hợp 3 oxit CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng, phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn và một hỗn hợp khí nặng hơn khối lượng của hỗn hợp V là 0,32 gam. Tính V và m.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H2 đi qua ống đựng 16,8 gam hỗn hợp 3 oxit CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng, phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn và một hỗn hợp khí nặng hơn khối lượng của hỗn hợp V là 0,32 gam. Tính V và m.


Đáp án:

Ta có: mO = 0,32 (g) → nO = 0,32/16 = 0,02 (mol) nên số mol của hỗn hợp CO, H2 cũng bằng 0,02 (mol)

⇒ V = 0,02. 22,4 = 0,448 (l).

Theo định luật bảo toàn khối lượng: m = 16,8 – 0,02.16 = 16,48 (g).

Xem đáp án và giải thích
Cho 33,4 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tac dụng với dung dịch HNO3 loãng, đu nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,8 lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất), dung dịch Y và còn dư 0,8g kim loại. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 33,4 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tac dụng với dung dịch HNO3 loãng, đu nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,8 lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất), dung dịch Y và còn dư 0,8g kim loại. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là


Đáp án:

Giải

Ta có:  nNO = 2,8 : 22,4 = 0,125 mol

Ta có: 64a + 232b = 33,4 (1)

BT e ta có : 2(a – (0,8/64))= 2b + 3.0,125

=>2a – 2b = 0,35 (2)

Từ 1, 2 => a = 0,25 mol và b = 0,075 mol

Ta có dung dịch Y gồm Cu2+ : a – 0,8/64 = 0,25 – 0,2375 = 0,0125 mol

nFe2+ = 3nFe3O4 = 3.0,075 = 0,225 mol

BTĐT => nNO3- = 0,0125.2 + 2.0,225 = 0,475 mol

=>muối = 64.0,0125 + 56.0,225 + 62.0,475 = 42,85 g

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi nhận biết
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Câu 1. Một mẫu khí thải được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?

A.H2S    B. CO2    C.  NO2     D. SO2

Câu 2. Phương pháp để loại bỏ tạp chất HCl có lẫn trong khí H2S là cho hỗn hợp khí lội từ từ qua một lượng dư dung dịch.

 A.Pb(NO3)2.         B. NaHS.       C. NaOH.          D. AgNO3


Đáp án:
  • Câu A.

    C,B

  • Câu B.

    B,D

  • Câu C.

    A,D

  • Câu D.

    A,B

Xem đáp án và giải thích
Tìm phương pháp xác định xem trong ba lọ ,lọ nào là đựng dung dịch axit, dung dịch muối ăn và dung dịch kiềm (bazo).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tìm phương pháp xác định xem trong ba lọ ,lọ nào là đựng dung dịch axit, dung dịch muối ăn và dung dịch kiềm (bazo).


Đáp án:

Lấy từng mẫu thử ở ba lọ đựng ba dung dịch trên.Cho quỳ tím vào từng mẫu thử. Dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ là axit, dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh là bazo, dung dịch còn lại là muối ăn vì không làm đổi màu quỳ tím.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…