Khi bị ốm, mất sức hoặc sau các ca phẫu thuật, nhiều người bệnh thường được truyền dịch “đạm” để cơ thể sớm hồi phục. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là
Câu A. glucozơ.
Câu B. saccarozơ.
Câu C. amino axit. Đáp án đúng
Câu D. amin.
Chọn C. - Trong các chai dung dịch đạm có nhiều các axit amin mà cơ thể cần khi bị ốm, mất sức hoặc sau các ca phẫu thuật để cơ thể sớm hồi phục. Ngoài ra có các chất điện giải và có thể thêm một số các vitamin, sorbitol tùy theo tên thương phẩm của các hãng dược sản xuất khác nhau.
Ở thành ruột xảy ra quá trình :
Câu A. thuỷ phân chất béo thành glixerol và axit béo.
Câu B. hấp thụ chất béo từ thức ăn.
Câu C. tổng hợp chất béo từ glixerol và axit béo.
Câu D. oxi hoá chất béo thành CO2 và H2O.
Cho 12,4 gam hỗn hợp Na, K vào nước thu được dung dịch A và 4,48 lít khí (đktc). Trung hòa dung dịch A cần V lít dung dịch gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị m là
nH2SO4 = 0,5V; nHCl = V; nH2 = 0,2 mol
BTH: 2.0,5V + V = 0,2.2 => V= 0,2
m muối = mKL + mSO42- + mCl- = 29,1 gam
Hòa tan hết m gam hỗn hợp M gồm 2 oxit sắt trong lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Sục khí Cl2 tới dư vào X thu được dung dịch Y chứa 73,125 gam muối. Nếu cho m gam M trên tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 0,05 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
Giải
Dùng phương pháp quy đổi M thành Fe và O
Ta có nFe = nFeCl3 = 73,125 : 162,5 = 0,45 mol
Bảo toàn e ta có 3nFe = 2nO + 3nNO
<=> 3.0,45 = 2nO + 3.0,05 => nO = 0,6 mol
m = m Fe + mO = 0,45.56 + 0,6.16 = 34,8 gam
Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ bao nhiêu?
AlCl3 (a) + 3NaOH (3a) → Al(OH)3↓ (a mol) + 3NaCl
Al(OH)3 (a) + NaOH (a mol) → NaAlO2 + 2H2O
Nếu số mol NaOH ≥ 4a thì kết tủa tan hết.
Do đó để có kết tủa thì nNaOH < 4a hay b < 4a → a: b > 1: 4.
Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:
(1) Cacbon đioxit + nước → Axit cacbonic (H2CO3)
(2) Lưu huỳnh đioxit +nước → Axit sunfurơ (H2SO3)
(3) Natri oxit + nước → natri hiđroxit (NaOH)
(4) Bari oxit + nước → bari hiđroxit (Ba(OH)2)
(1) CO2 + H2O → H2CO3
(2) SO2 + H2O → H2SO3
(3) Na2O + H2O → 2NaOH
(4) BaO + H2O → Ba(OH)2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.