Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch HCl
Câu A. H2N-CH2-COOH
Câu B. CH3COOH Đáp án đúng
Câu C. C2H5NH2
Câu D. C6H5NH2
Chọn B. Những chất tác dụng được với HCl thường gặp trong hóa hữu cơ: - Muối của phenol : C6H5ONa + HCl → C6H5OH + NaCl - Muối của axit cacboxylic: RCOONa + HCl → RCOOH + NaCl - Amin, anilin: R-NH2 + HCl → R-NH3Cl - Aminoaxit: HOOC-R-NH2 + HCl → HOOC-R-NH3Cl - Muối của nhóm cacboxyl của aminoaxit: H2N-R-COONa + 2HCl → ClH3N-R-COONa + NaCl. - Muối amoni của axit hữu cơ: R-COO-NH3-R’ + HCl → R-COOH + R’-NH3Cl. Vậy CH3COOH không tác dụng được với HCl.
Cho dãy các dung dịch sau: C6H5NH2, NH2CH2COOH, HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH C2H5NH2, NH2[CH2]2CH(NH2)COOH. Số dung dịch trong dãy làm đổi màu quỳ tím ?
Câu A. 4
Câu B. 5
Câu C. 2
Câu D. 3
Hai chất hữu cơ X, Y có thành phần phân tử gồm C, H, O (MX < MY < 70). Cả X và Y đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc và đều phản ứng được với dung dịch KOH sinh ra muối. Tỉ khối hơi của Y so với X có giá trị là:
Câu A. 1,403.
Câu B. 1,333.
Câu C. 1,304.
Câu D. 1,3.
Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng ?
Câu A. pH < 1,00
Câu B. pH > 1,00
Câu C. [H+] = [NO3-]
Câu D. [H+] > [NO3-]
Tổng số proton, notron, electron trong nguyên tử của hai nguyên tố X và M lần lươt là 52 và 82. M và X tạo hơp chất MXa, trong phân tử của hơp chất đó tổng số pronton của các nguyên tử là 77. Xác định công thức của MXa. Biết trong X có tỉ lệ notron: proton ≤ 1,22.
Kí hiệu số p, n, e trong nguyên tố X là Z, N, E
Theo đầu bài ta có: Z + N + E = 52 → 2Z + N = 52
Với những nguyên tố bền (trừ hidro): Z ≤ N ≤ 1,52 Z → 3Z ≤ 2Z + N ≤ 1,52Z + 2Z
→ 3Z ≤ 52 ≤ 3,52Z → 14,77 ≤ Z ≤ 17,33
Với Z = 15 → N = 22; tỉ lệ N : Z = 22 : 15 = 1,47 > 1,22 (loại)
Với Z = 16 → N = 20; tỉ lệ N : Z = 20 : 16 = 1,25 > 1,22 (loại)
Với Z = 17 → N = 18; tỉ lệ N : Z = 18 : 17 = 1,06. X là clo
Kí hiệu số p, n, e của M là Z’, N’, E’
Theo đầu bài ta có: 2Z’ + N’ = 82 → 3Z' < 82 < 3,52Z'
Ta có Z’ = 77 – 17a
→ 2,92 ≤ a ≤ 3,16 mà a nguyên → a= 3
→ Z' = 77 - 17.3 = 26 → M là Fe.
Công thức thức của hợp chất là FeCl3.
Trung hòa 1 mol α-amino axit X cần 1 mol HCl tạo ra muối Y có hàm lượng clo là 28,286% về khối lượng. xác định công thức cấu tạo của X.
Gọi công thức của aminoaxit X là: R(COOH)NH2
Phương trình phản ứng:
R(COOH)NH2 + HCl → R(COOH)NH3Cl
Ta có: %m(Cl/Y) = 28,286%
=> 35,5/M(Y) = 28,286/100
⇒ MY = 125,5 ⇒ MR =28 (C2H4)
CTPT α-amino axit X là CH3-CH(NH2)COOH
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.