Phản ứng tráng bạc được sử dụng trong công nghiệp sản suất gương, ruột phích. Hóa chất được dùng để thực hiện phản ứng này là:
Câu A. Saccarozơ.
Câu B. Andehit axetic.
Câu C. Glucozơ. Đáp án đúng
Câu D. Andehit fomic.
Chọn C - Trong công nghiệp: glucozơ dùng để tráng gương, tráng ruốt phích (thay cho anđehit vì anđehit độc).
Khử hoàn toàn 3,48 gam Fe3O4 (nung nóng) bằng khí CO. Thể tích tối thiểu của CO cần dùng cho phản ứng là
nCO = 4nFe3O4 = 0,06 mol => V = 0,06 x 22,4 = 1,344 lít
Câu A. Cho mẩu Na vào dung dịch đựng FeCl3 thấy có khí thoát ra đồng thời có kết tủa màu nâu đỏ.
Câu B. Thêm dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3 thấy có kết tủa, sục khí CO2 dư vào ống nghiệm chứa kết tủa trên thấy kết tủa tan
Câu C. Nhúng lá sắt đã đánh sạch gỉ vào dung dịch CuSO4, lá sắt chuyển sang màu đỏ.
Câu D. Thả mẩu kẽm vào hai ống nghiệm đều chứa dung dịch H2SO4. Thêm vào ống nghiệm thứ nhất vài giọt CuSO4 thấy khí thoát ra ở ống nghiệm này nhanh hơn.
Viết bản tường trình
1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.
3. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.
1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.
- Tiến hành TN: Chuẩn bị 2 ống nghiệm
+ Cho vào ống 1: 3ml dd HCl nồng độ 18%
+ Cho vào ống 2: 3ml dd HCl nồng độ 6%
- Cho đồng thời 1 hạt kẽm vào 2 ống nghiệm
- Quan sát hiện tượng xảy ra trong 2 ống nghiệm
- Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch HCl có bọt khí thoát ra.
Khí ở ống nghiệm 1 thoát ra nhiều hơn ở ống nghiệm 2.
- Phương trình phản ứng: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.
- Giải thích: Do ống 1 nồng độ HCl (18%) lớn hơn nồng độ HCl ống 2 (6%)
Kết luận:
- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ.
- Nồng độ càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.
- Tiến hành TN: Chuẩn bị 2 ống nghiệm
+ Cho vào mỗi ống : 3ml dd H2SO4 nồng độ 15%
+ Đun ống 1 đến gần sôi, ống 2 giữ nguyễn
+ Cho đồng thời vào mỗi ống 1 hạt kẽm có kích thước như nhau
Quan sát hiện tượng
- Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch H2SO4 có bọt khí thoát ra.
Khí ở ống nghiệm 2 thoát ra nhiều hơn ở ống nghiệm 1.
- Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.
- Giải thích: Do ống 2 được đun nóng nên phản ứng nhanh hơn do đó lượng khí thoát ra quan sát được nhiều hơn.
Kết luận:
- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ.
- Nhiệt độ càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.
3. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.
Tiến hành TN:
Chuẩn bị 2 ống nghiệm
- Cho vào mỗi ống nghiệm: 3ml dd H2SO4 15%
- Lấy 2 mẫu kẽm có khối lượng bằng nhau nhưng kích thước hạt khác nhau. Kích thước hạt Zn mẫu 1 nhỏ hơn kích thước hạt Zn mẫu 2
- Cho mẫu Zn thứ nhất vào ống 1, mẫu Zn thứ 2 vào ống 2.
Quan sát hiện tượng
- Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch H2SO4 có bọt khí thoát ra.
Khí ở ống nghiệm 1 (mẫu Zn có kích thước hạt nhỏ hơn) thoát ra nhiều hơn ống nghiệm còn lại.
Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.
- Giải thích: Ống nghiệm dùng Zn có kích thước hạt nhỏ hơn thì phản ứng xảy ra nhanh hơn nên lượng khí thoát ra quan sát được nhiều hơn.
- Kết luận:
+ Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào bề mặt. Diện tích bề mặt càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.
Đổ đầy nước vào hộp cat-tông ( hộp đựng nước uống Vinamilk) kín, đun hộp đó trên bếp lửa, hộp cát-tông không cháy mà nước lại sôi.
a) Ở nhiệt độ nào thì nước sôi?
b) Trong thời gian nước sôi nhiệt độ có thay đổi không?
c) Vỏ cac-tông cháy ở nhiệt độ trên hay dưới 100oC. Tại sao?
d) Điều gì xảy ra nếu trong hộp không chứa nước?
a) Ở 100oC thì nước sôi.
b) Trong thời gian sôi, nhiệt độ của nước không đổi.
c) Vỏ cát-tông cháy ở nhiệt độ trên 100ºC, khi chứa đầy nước vỏ hộp cac-tông không cháy trên bếp lửa, khi hết nước hộp cac-tông sẽ cháy.
d) Nếu trong hộp cat-tông hết nước thì vỏ hộp sẽ cháy khi đun hộp trên bếp lửa.
Có 100ml H2SO4 98%, khối lượng riêng là l,84g/ml. Người ta muốn pha loãng thể tích H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 20%.
a) Tính thể tích nước cần dùng để pha loãng.
b) Cách pha loãng phải tiến hành như thế nào?
a)
mH2SO4 ban đầu = (100.1,84.98)/100 = 180,32g
Gọi lượng nước cần pha là m gam
Theo đề bài, ta có: 180,32/(1,84.100 + m) = 20%
Giải ra ta được: m = 717,6 gam vì DH2O = 1g/ml => VH2O = 717,6ml
b)
Dùng ống đong, đong 717,6 ml nước đổ vào cốc 1 lít. Sau đó rót từ từ 100ml H2SO4 98% vào cốc đã chứa nước và khuấy đều ta thu được dung dịch H2SO4 20%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.