Cho các mẫu phân đạm sau đây: amonisunfat, amoniclorua, natri nitrat. Hãy dùng các thuốc thử thích hợp để nhận biết chúng. Viết Phương tình hóa học của các phản ứng đã dùng.
Sự khác nhau giữa nhận biết và phân biệt: để phân biệt các chất A, B, C. chất còn lại đương nhiên là D. Trái lại để nhận biết A, B, C, D cần xác định tất cả các chất, không bỏ qua chất nào.
Hòa tan ba mẫu vào nước thu dung dịch.
Cho dung dịch Ba(OH)2 tác dụng với ba mẫu và đun nhẹ.
Mẫu sủi bọt khi màu khai, đồng thời tạo kết tủa trắng là dung dịch (NH4)2SO4
(NH4)2SO4+Ba(OH)2→BaSO4↓+NH3↑+H2O
Mẫu sủi bọt khí mùi khai, đồng thời tạo kết tủa rắng là dung dịch NH4Cl
2NH4Cl+Ba(OH)2→BaCl2+2NH3+2H2O
Mẫu còn lại NaNO3
Cho vụn đồng và H2SO4 loãng tác dụng với dụng với mẫu còn lại, thấy xuất hiện khí không màu hóa nâu ngoài không khí ⇒ NaNO3
3Cu+8H++2NO3-→3Cu2++2NO↑+4H2O
Hỗn hợp X gồm 1 ancol no, đơn chức và 1 axit no, đơn chức mạch hở.
Chia X thành 2 phần bằng nhau.
- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 sản phẩm thu được cho qua bình nước vôi trong dư thấy có 30g kết tủa.
- Phần 2 được este hoá hoàn toàn vừa đủ thu được 1 este, đốt cháy este này thu được khối lượng H2O là:
Este thu được sẽ là este no, đơn chức mạch hở
Khi đốt este này thu được nH2O = nCO2
Do số C không đổi trong cả 2 phần nên
nH2O = nCO2 = nCaCO3 = 0,3 mol => mH2O = 5,4g
Thủy phân hoàn toàn 89 gam chất béo bằng dung dich NaOH để điều chế xà phòng thu được 9,2 gam glixerol. Biết muối của axit béo chiếm 60% khối lượng xà phòng thu được là?
nNaOH = 2nGlixerol = 0,3 mol
Bảo toàn khối lượng: mchất béo + mNaOH - mGlixerol = mmuối = 91,8 g
⇒ mxà phòng = 153 g
Có hỗn hợp bột các kim loại Al và Zn. Trình bày phương pháp hoá học tách riêng từng kim loại và viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng.
- Hoà tan hỗn hợp vào dung dịch HC1 dư :
2A1 + 6HCl →2AlCl3 + 3H2
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NH3 dư :
HCl (dư) + NH3 → NH4Cl
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓+ 3NH4Cl
ZnCl2 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2↓ + 2NH4Cl
Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2
Lọc tách Al(OH)3, nhiệt phân thu được Al2O3 rồi điện phân nóng chảy.
Nước lọc cho tác dụng với dung dịch HCl thu được Zn(OH)2, nhiệt phân thành ZnO rồi khử bằng H2.
Ngâm một lá đồng trong 20 ml dung dịch bạc nitrat cho tới khi đồng không thể tan thêm được nữa. Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 g. Hãy xác định nổng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng (giả thiết toàn bộ lượng bạc giải phóng bám hết vào lá đồng).
PTHH: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓
Gọi x là số mol Cu phản ứng
Theo phương trình ta có: nAg sinh ra = 2nCu pư = 2x mol
Khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52g ⇒ mAg sinh ra – mCu pư = 1,52
⇒ 108. 2x – 64x = 1,52 ⇒ x = 0,01 (mol)
Theo pt nAgNO3 = 2.nCu = 2. 0,01 = 0,02 mol
Nồng độ dung dịch AgNO3: CM = n/V = 1M
Câu A. 41,76g
Câu B. 37,28g
Câu C. 34,80g
Câu D. 18,56g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.