Câu hỏi lý thuyết chung về chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ở thành ruột xảy ra quá trình :


Đáp án:
  • Câu A. thuỷ phân chất béo thành glixerol và axit béo.

  • Câu B. hấp thụ chất béo từ thức ăn.

  • Câu C. tổng hợp chất béo từ glixerol và axit béo. Đáp án đúng

  • Câu D. oxi hoá chất béo thành CO2 và H2O.

Giải thích:

Ở thành ruột xảy ra quá trình tổng hợp chất béo từ glixerol và axit béo.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy so sánh phân tử khí oxi nặng hay nhẹ hơn bằng bao nhiêu lần so với phân tử nước , phân tử muối ăn và phân tử khí metan (về chất khí này xem bài tập 6).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy so sánh phân tử khí oxi nặng hay nhẹ hơn bằng bao nhiêu lần so với phân tử nước , phân tử muối ăn và phân tử khí metan (về chất khí này xem bài tập 6).

 

Đáp án:

Phân tử khối của phân tử khí oxi (gồm 2 nguyên tử oxi) bằng 16.2 = 32 đvC

Phân tử khối của phân tử nước (gồm 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O) bằng 2.1 +16 = 18 đvC

Phân tử khối của phân tử muối ăn (gồm 1 nguyên tử Na và 1 nguyên tử Cl) bằng 23 + 35,5 = 58,5 đvC

Phân tử khối của phân tử khí metan (gồm 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H) bằng 12 + 4 = 16 đvC

Xem đáp án và giải thích
Điều chế Cu bằng cách điện phân dung dịch Cu(NO3)2. a. Trình bày sơ đồ điện phân. b. Viết phương trình điện phân. c. Cho biết vai trò của nước trong quá trình điện phân.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Điều chế Cu bằng cách điện phân dung dịch Cu(NO3)2.

a. Trình bày sơ đồ điện phân.

b. Viết phương trình điện phân.

c. Cho biết vai trò của nước trong quá trình điện phân.


Đáp án:

a/ Sơ đồ:

Catot (-) <--- Cu(NO3)2 dung dịch ---> Anot (+)

Cu2+, H2O                                             NO3-, H2O

Cu2+  + 2e  --> Cu                                  2H2O --> O2 + 4H+  + 4e

b/ Phương trình điện phân

2Cu(NO3)2 + 2H2O → 2Cu + 4HNO3 + O2

c, H2O là chất nhường e ⇒ Chất khử.

Nồng độ của Cu2+ giảm.

Nồng độ của NO3- không thay đổi nồng độ của H+ tăng.

Xem đáp án và giải thích
Giải thích hiện tượng sau: a. Polime không bay hơi được. b. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định. c. Nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường. d. Dung dịch polime có độ nhớt cao.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích hiện tượng sau:

a. Polime không bay hơi được.

b. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

c. Nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.

d. Dung dịch polime có độ nhớt cao.


Đáp án:

a. Polime có khối lượng phân tử rất lớn nên không bay hơi được

b. Polime là chất có phân tử khối rất lớn, không xác định (phân tử khối của polime chỉ giá trị trung bình) nên không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

c. Cũng do khối lượng phân tử rất lớn, lực tương tác giữa các phân tử cũng lớn nên các polime hầu như không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.

d. Do khối lượng của các phân tử polime lớn nên chuyển động của chúng không linh hoạt => độ nhớt thường cao ở cả trạng thái nóng chảy và trong dung dịch.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán hỗn hợp FeS2 và Cu2S tác dụng với axit HNO3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2, và a mol Cu2S vào acid HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa 2 muối sunfat) và khí NO duy nhất bay ra. Giá của a là:


Đáp án:
  • Câu A. 0,24 mol

  • Câu B. 0,03 mol

  • Câu C. 0,06 mol

  • Câu D. 0,12 mol

Xem đáp án và giải thích
Amino axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hợp chất hữu cơ X có công thức C3H12N2O3. Khi cho 12,4 gam X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được 4,48 lít (ở đktc) khí Y làm xanh giấy quì tím ẩm. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng là

Đáp án:
  • Câu A. 16,2 gam.

  • Câu B. 14,6 gam.

  • Câu C. 17,2 gam.

  • Câu D. 13,4 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…