Polime
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khi cho buta-1,3- dien tác dụng với stiren sẽ tạo thành sản phẩm nào?

Đáp án:
  • Câu A. poli isopren

  • Câu B. poli stiren

  • Câu C. poli vinyl clorua

  • Câu D. poli butadien-stire Đáp án đúng

Giải thích:

nCH2=CHCH=CH2 + nCH(C6H5)=CH2 → (-CH2 - CH = CH - CH2 - CH(C6H5) - CH2 - )n Khi cho buta-1,3- dien tác dụng với stiren sẽ tạo thành poli butadien-stiren Đáp án D

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán về số mắc xích trong polime
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cao su buna - N (hay cao su nitrile; NBR) là loại cao su tổng hợp, có tính chịu dầu cao, được dùng trong ống dẫn nhiên liệu; sản xuất găng tay chuyên dụng,.... Để xác định tỉ lệ mắc xích butađien (CH=CH-CH=CH) và acrilonitrin (CH=CH-CN) trong cao su nitrile, người ta đốt mẫu cao su này trong lượng không khí vừa đủ (xem không khí chứa 20% O2 và 80% N2 về thể tích); thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, N2, H2O (trong đó CO2 chiếm 14,222% về thể tích). Tỉ lệ mắc xích butađien và acrilonitrin trong cao su nitrile là:


Đáp án:
  • Câu A. 4 : 3.

  • Câu B. 3 : 4.

  • Câu C. 5 : 4.

  • Câu D. 1 : 3.

Xem đáp án và giải thích
Trong danh mục vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm. Bộ y tế có quy định 5 chất ngọt nhân tạo được dùng trong chế biến lương thực thực phẩm, nhưng có quy định liều lượng sử dụng an toàn. Thí dụ chất Acesulfam K, liều lượng có thể chấp nhân được là 0 - 15 mg/kg trọng lượng cơ thể trong một ngày. Như vậy, một người nặng 60 kg trong một ngày có thể dùng được tối đa là?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong danh mục vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm. Bộ y tế có quy định 5 chất ngọt nhân tạo được dùng trong chế biến lương thực thực phẩm, nhưng có quy định liều lượng sử dụng an toàn. Thí dụ chất Acesulfam K, liều lượng có thể chấp nhân được là 0 - 15 mg/kg trọng lượng cơ thể trong một ngày. Như vậy, một người nặng 60 kg trong một ngày có thể dùng được tối đa là?


Đáp án:

Như vậy, một người nặng 60kg, trong một ngày có thể dùng lượng chất đó tối đa là 15 . 60 = 900 mg.

Xem đáp án và giải thích
Vì sao phản ứng hóa học của buta – 1,3- đien và isoprene có nhiều điểm giống nhau?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao phản ứng hóa học của buta – 1,3- đien và isoprene có nhiều điểm giống nhau?


Đáp án:

Phản ứng hóa học của buta-1,3-đien và isoprene có nhiều điểm giống nhau vì chúng có cấu tạo giống nhau (ankađien có hai nối đôi cách nhau chỉ một nối đơn hay còn gọi là ankađien liên hợp).

Xem đáp án và giải thích
Cho sơ đồ phản ứng: Al2(SO4)3 → X → Y → Al. Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y là những chất nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho sơ đồ phản ứng: Al2(SO4)3 → X → Y → Al.

Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y là những chất nào


Đáp án:

Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3 + 3Na2SO4

2Al(OH)3 -to→ Al2O3 + 3H2O

2Al2O3 -dpnc→ 4Al + 3O2

Xem đáp án và giải thích
Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc S(sai) vào dấu [] ở mỗi câu sau đây: a) Ankin là phần còn lại sau khi lấy đi q nguyên tử H từ phân tử ankan. [] b) Ankin là hidrocacbon còn lại sau khi lấy đi 1 nguyên tử H từ phân tử ankan. [] c) Ankin là hidrocacbon không no có 1 liên kết ba C≡C. [] d) Ankin là hidrocacbon mạch hở có 1 liên kết ba C≡C. [] e) Ankin là hợp chất có công thức chung R1-C≡C-R2 với R1,R2 là H hoặc nhóm ankin. []
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc S(sai) vào dấu [] ở mỗi câu sau đây:

a) Ankin là phần còn lại sau khi lấy đi q nguyên tử H từ phân tử ankan.    []

b) Ankin là hidrocacbon còn lại sau khi lấy đi 1 nguyên tử H từ phân tử ankan.     []

c) Ankin là hidrocacbon không no có 1 liên kết ba C≡C.     []

d) Ankin là hidrocacbon mạch hở có 1 liên kết ba C≡C.     []

e) Ankin là hợp chất có công thức chung R1-C≡C-R2 với R1,R2 là H hoặc nhóm ankin.    []


Đáp án:

a) S

b) S

c) S

d) Đ

e) Đ

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…