Câu A. CH2=CHCHO.
Câu B. CH3COCH3. Đáp án đúng
Câu C. CH3CHO.
Câu D. C6H12O6 (fructozơ).
Các ceton không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. =>B
Chỉ có nước và khí CO2 hãy phân biệt 5 chất bột trắng sau đây: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4.
B1: Cho H2O vào thì sẽ thấy BaCO3 và BaSO4 không tan còn 3 muối Na đều tan.
B2: Sục CO2 vào 2 lọ đựng BaCO3 và BaSO4 , nếu lọ nào thấy kết tủa tan thì đó là lọ đựng BaCO3 còn lọ đựng BaSO4 không có hiện tượng gì cả
BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2
B3:Cho Ba(HCO3)2 vừa tạo ra vào 3 lọ muối Na
Lọ nào k phản ứng là lọ đựng NaCl
Lọ nào tạo ra kết tủa là Na2CO3 và Na2SO4
Na2CO3 + Ba(HCO3)2 → NaHCO3 + BaCO3
Na2SO4 + Ba(HCO3)2 → NaHCO3 + BaSO4
B4: Cho sục khí CO2 vào 2 lọ chưa nhận biết đượcchất ở B3
Lọ nào thấy kết tủa tan là lọ đựng BaCO3 hay ban đầu đựng Na2CO3
Lọ đựng sản phẩm BaSO4 sẽ k có ht gì cả
BaCO3 + CO2 + H2O→ Ba(HCO3)2
Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH dư, có tối đa 2,8 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 6,62 gam ba muối. Tính khối lượng muối của axit cacboxylic trong T?
nCO2 = 0,32 mol => nC = 0,32
nH2O = 0,16 => nH = 0,32
Bảo toàn khối lượng => m = 5,44 gam
nO = 0,08 mol => nC:nH:nO = 4:4:1
Do E đơn chức nên E là C8H8O2
Ta có nE = 0,04 mol
nNaOH = 0,07 mol
Trong E có este của phenol (0,03 mol) và 1 este của ancol (0,01 mol)
nH2O = nEste của phenol = 0,03 mol
Bảo toàn khối lượng ta có:
mancol = mE + mNaOH - mT - mH2O = 1,08 gam
nAncol = 0,01 mol => Mancol = 108
Công thức phân tử của ancol: C6H5CH2OH
Xà phòng hóa E chỉ thu được 3 muối và ancol trên nên E chứa:
HCOO-CH2-C6H5 = 0,01 mol
CH3COOC6H5 (0,03)
Vậy T chứa: HCOONa = 0,01mol
CH3COONa = 0,03 mol
C6H5ONa = 0,03 mol
=> mRCOONa = 3,14 gam
Tính thể tích khí oxi (đktc) phản ứng khi đốt cháy hết 3,6 g C ?
nC = 0,3 mol
C + O2 --t0--> CO2
0,3 → 0,3 (mol)
Vậy VO2 = 0,3.22,4 = 6,72 lít
Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 (dư) thì thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 10,08 lít khí O2 (đktc), thu được 35,2 gam CO2 và a gam H2O. Giá trị của a là:
Giải
Ta có: nCO2 = nH+ = 20,16 : 22,4 = 0,9 mol
nO2= 10,08 : 22,4 = 0,45 mol
nCO2 = 35,2 : 44 = 0,8 mol
BTNT H: nH+ = nCOOH trong X = 0,9 mol
BTNT O: nO trong X = 2.0,9 = 1,8 mol
BTNT O: nO trong X + nO trong O2 = nO trong CO2 + nO trong H2O
=>1,8 + 2.0,45 = 2.0,8 + nO trong H2O
=> nH2O = 1,1 mol
=> a = 1,1.18 = 19,8g
Có dung dịch chứa đồng thời các cation Ba2+, NH4+, Cr3+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt từng cation trong dung dịch
Lấy một ít dung dịch, nhỏ vào đó vài giọt kali đicromat thấy xuất hiện kết tủa màu vàng
⇒ Dung dịch có Ba2+
2Ba2+ + Cr2O72- + H2O → 2BaCrO4 + 2H+
Lấy một lượng dung dịch khác nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào, đặt trên miệng ống nghiệm một miếng giấy quỳ tím ẩm rồi quan sát có mùi khai, làm xanh quỳ tím.
⇒ Dung dịch có NH4+
NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O
Trong dung dịch xuất hiện kết tủa màu xanh và tan dần, khi nhỏ thêm NaOH
⇒ Dung dịch có Cr3+
Cr3+ + 3OH- → Cr(OH)3↓ xanh
Cr(OH)3 + OH- → [Cr(OH)4]
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.