Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là
Câu A. 3,84.
Câu B. 2,32. Đáp án đúng
Câu C. 1,68.
Câu D. 0,64.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu , nFe = 0,04 mol ; nCuSO4 = 0,01 mol => chất rắn gồm : 0,01 mol Cu và 0,03 mol Fe => m = 2,32g Đáp án B
Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được ?
Khi tiếp xúc với không khí ẩm có oxi, hơi nước …. sắt bị oxi hóa theo các phản ứng sau:
2Fe + O2 + 2H2O Không khí ẩm → 2Fe(OH)2
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
Fe(OH)3 bị loại nước dần tạo thành Fe2O3 theo thời gian. Vì gỉ sắt Fe2O3.nH2O xốp nên quá trình ăn mòn tiếp diễn vào lớp bên trong đến khi toàn bộ khối kim loại đều gỉ. Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm đồ vật bị hỏng.
Bản chất của ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học có gì giống và khác nhau?
Giống nhau: Đều là sự phá hủy kim loại do phản ứng oxi hóa -khử.
Khác nhau:
+ Ăn mòn háa học do phản ứng trực tiếp, electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
+ Ăn mòn điện hóa do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng điện
Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Tìm m?
Xem Fe3O4 là FeO.Fe2O3
Ta có:
mFeCl3 = 0,06.162,5 = 9,75 (g)
Nếu không xét khí hiếm thì năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử nguyên tố nào lớn nhất, của nguyên tử nguyên tố nào nhỏ nhất?
Năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử nguyên tố Flo là lớn nhất.
Năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử nguyên tố Xesi là nhỏ nhất.
Hỗn hợp T gồm 2 ancol đơn chức là X và Y (MX < MY), đồng đẳng kế tiếp của nhau. Đun nóng 27,2g T với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm 0,08 mol ba ete (có khối lượng 6,76 gam) và một lượng ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Z thì cần vừa đủ 43,68 lít khí O2 (đktc). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y là
Giải
Đặt Công thức trung bình 2 ancol là CnH2n+1OH,
Công thức trung bình 3 ete là (CnH2n+1)2O, phân tử khối trung bình 3 ete là M ba ete = 6,76/0,08 = 84,5.
Do đó: 28n + 18 = 84,5 suy ra n = 2,375.
Vì vậy, 2 ancol cần tìm là C2H5OH (a mol) và C3H7OH (b mol).
Để đốt cháy hoàn toàn Z cần một lượng O2 đúng bằng lượng cần dùng để đốt cháy T:
C2H6O + 3O2 → 2CO2 + 3H2O
C3H8O + 9/2O2 → 3CO2 + 4H2O
Nên ta có: 46a + 60b = 27,2 và 3a + 4,5b = 43,68/22,4 = 1,95.
=> a = 0,2 và b = 0,3 mol.
Gọi x, y lần lượt là số mol ancol tạo ete
=> x + y = 2.0,08 = 0,16 (1)
m ancol phản ứng = mete + mH2O = 6,76 + 18.0,08 = 8,2 => 46x + 60y = 8,2 (2)
Từ (1), (2) suy ra: x= 0,1 và y = 0,06 mol.
Do đó, hiệu suất tạo ete của X = 0,1/0,2 = 50%; của Y = 0,06/0,3 = 20%.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.