Hòa tan hết 8,72 gam hỗn hợp FeS2, FeS và Cu vào 400 ml dung dịch HNO3 4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và một chất khí thoát ra. Nếu cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thì thu được 27,96 gam kết tủa, còn nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thì thu được 36,92 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch X có khả năng hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N5+ đều là NO. Giá trị của m là:
Câu A. 32,96. Đáp án đúng
Câu B. 9,92.
Câu C. 30,72.
Câu D. 15,68.
Đặt nFeS2 = a, nFeS = b, nCu = c; Khi cho BaCl2 vào dung dịch X, ta có : nS = 0,12 = 2a + b (1); Khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch X, ta có khối lượng các hidroxit tạo thành là : 36,92 - 27,96 = (a +b).107 + 98c (2); lại có 8,72 = 120a + 88b + 64c (3); Giải (1), (2), (3), ta được: a = 0,05; b = 0,02; c= 0,015; Quá trình nhường-nhận e: FeS2 ® Fe3+ + 2S6+ + 15e; 0,05 0,075 ; N5+ + 3e ® N2+; FeS ® Fe3+ + S6+ + 9e; 0,02 -------------------------- 0,18; Cu ® Cu2+ + 2e; 0,015 ------------------ 0,03; Áp dụng pp bảo toàn e, ta có: nHNO3 = 0,32 mol; => nHNO3(dư) = 1,6 - 0,32 = 1,28 mol; Khi đó, dung dịch X gồm HNO3 dư 1,28mol và Fe2(SO4)3 0,035mol và CuSO4 0,015 mol Suy ra số mol Cu bị hòa tan tối đa là : 0,5nFe3+ + 3/8nHNO3dư = (0,035.2)/2 + (3.1,28)/8 = 0,515 mol; Vậy khối lượng Cu mà X có khả năng hòa tan tối đa là 32,96 gam.
Nhiệt phân hoàn toàn 40g một quặng đôlômit có lẫn tạp chất trơ sinh ra 8,96lít CO2 đktc. Tính độ tinh khiết của quặng trên bao nhiêu %?
Quặng đôlômit: MgCO3.CaCO3 (0,2) -toC→ CaO + MgO + 2CO2 (0,4 mol)
Độ tinh khiết = [(0,2.184)/40]. 100% = 92%
Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử O và nặng hơn phân tử hiđro 31 lần.
a) Tính phân tử khối của hợp chất.
b) Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu của nguyên tố (xem bảng 1 trang 42).
a. PTK của hợp chất nặng hơn phân tử hidro 31 lần
Phân tử khối của phân tử hidro là 1.2 = 2 đvC
⇒ Phân tử khối của hợp chất là: 2.31 = 62 đvC
b. PTK hợp chất = 2.NTK X + 1.NTK O = 62 đvC
⇒ 2.NTK X + 16 = 62 đvC
NTK X = (62-16)/2 = 23 đvC
Vậy nguyên tử khối của X là 23. Nguyên tố X là natri (Na)
Chỉ dùng nước và dung dịch HCl hãy trình bày cách nhận biết 4 chất rắn (đựng trong 4 lọ riêng biệt) : Na2CO3, CaCO3, Na2SO4, CaSO4.2H2O
Hoà vào nước ta được hai nhóm chất :
(1) Tan trong nước là Na2CO3 và Na2SO4. Phân biệt 2 chất này bằng dung dịch HCl. Tác dụng với dung dịch HCl là Na2CO3 (sủi bọt khí) ; không tác dụng với dung dịch HC1 là Na2SO4.
(2) Không tan trong nước là CaCO3 và CaSO4.2H2O. Dùng dung dịch HC1 để nhận ra CaCO3 (có sủi bọt khí) còn lại là CaSO4.2H2O.
Câu A. Cho C2H5Br tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng.
Câu B. Cho etilen tác dụng với nước, xúc tác axit, đun nóng.
Câu C. Lên men glucozơ.
Câu D. Cho CH3CHO tác dụng với H2, xúc tác Ni, đun nóng.
Em hãy cho biết số nguyên tử hoặc phân tử có trong mỗi lượng chất sau:
a) 1,5 mol nguyên tử Al.
b) 0,5 mol phân tử tử H2.
c) 0,25 mol phân tử NaCl.
d) 0,05 mol phân tử H2O.
a) 1,5 x 6.1023 = 9.1023 hay 1,5N (nguyên tử Al).
b) 0,5 x 6.1023 = 3.1023 hay 0,5N (phân tử H2).
c) 0,25 x 6.1023 = 1,5.1023 hay 0,25N (phân tử NaCl).
d) 0,05 x 6.1023 = 0,3.1023 hay 0,05N (phân tử H2O).
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.