Chỉ dùng nước và dung dịch HCl hãy trình bày cách nhận biết 4 chất rắn (đựng trong 4 lọ riêng biệt) : Na2CO3, CaCO3, Na2SO4, CaSO4.2H2O
Hoà vào nước ta được hai nhóm chất :
(1) Tan trong nước là Na2CO3 và Na2SO4. Phân biệt 2 chất này bằng dung dịch HCl. Tác dụng với dung dịch HCl là Na2CO3 (sủi bọt khí) ; không tác dụng với dung dịch HC1 là Na2SO4.
(2) Không tan trong nước là CaCO3 và CaSO4.2H2O. Dùng dung dịch HC1 để nhận ra CaCO3 (có sủi bọt khí) còn lại là CaSO4.2H2O.
Thí nghiệm 1: Ăn mòn điện hóa học
- Tiến hành TN:
+ Rót các thể tích dd NaCl đậm đặc bằng nhau vào 2 cốc thủy tinh
+ Cắm 1 lá sắt và 1 lá đồng vào mỗi cốc
+ Nhỏ vào mỗi cốc 5-7 giọt dd K3[Fe(CN)6]
+ Nối lá Fe và lá Cu trong 2 cốc bằng dây dẫn (hình 5.16)
- Hiện tượng:
+ Cốc 1: Không có hiện tượng gì
+ Cốc 2: Xuất hiện kết tủa màu xanh đậm
- Giải thích: Khi nối dây dẫn, Fe bị ăn mòn nhanh trong dung dịch điện li tạo thành Fe2+. Sau đó Fe2+ tác dụng với dd K3[Fe(CN)6] tạo ra kết tủa màu xanh đậm là Fe3[Fe(CN)6]2
Trong cốc 2:
Ở cực (+) xảy ra sự khử:
O2 + 2H2O + 4e → 4OH-
Ở cực (-), Fe bị ăn mòn và tan vào dịch:
Fe → Fe2+ + 2e
Thí nghiệm 2: Bảo vệ sắt bằng phương pháp bảo vệ điện hóa
- Tiến hành TN:
+ Rót vào hỗn hợp gồm dd NaCl đặc, thêm vài giọt dd K3[Fe(CN)6] vào 2 cốc
+ Ngâm 1 đinh sắt vào cốc (1), ngâm 1 đinh sắt được quấn bằng dây Zn vào cốc (2).
- Hiện tượng:
+ Cốc 1: xuất hiện kết tủa màu xanh
+ Cốc 2: lá Zn bị ăn mòn, dung dịch không đổi màu
- Giải thích:
+ Cốc 1: Đinh Fe bị oxi hóa thành Fe2+; Fe2+ tác dụng với dd K3[Fe(CN)6] tạo ra kết tủa màu xanh đậm là Fe3[Fe(CN)6]2
+ Cốc 2: Zn có tính khử mạnh hơn nên đóng vai trò là cực âm và bị ăn mòn. Dây Zn bị ăn mòn, Fe được bảo vệ nên dung dịch không đổi màu
Ở cực (-): Zn → Zn2+ + 2e
Ở cực (+): H2O + O2 + 4e → 4OH-
Một hợp chất khí A có thành phần về khối lượng của các nguyên tố là 40% S và 60% O. Hãy xác định công thức hóa học của hợp chất khí A biết A có tỉ khối so với khí H2 là 40?
Gọi công thức hóa học cần tìm của A là SxOy
A có tỉ khối so với khí H2 là 40: MSxOy = 40. MH2 = 40. 2 = 80 g/mol
- Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:
mS = 32 gam; mO = 48 gam
- Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một mol hợp chất là:
nS = 1 mol; nO = 3 mol
Suy ra trong 1 phân tử hợp chất có 1 nguyên tử S và 3 nguyên tử O.
Vậy công thức hoá học của hợp chất là: SO3
Điều chế hidro người ta cho ... tác dụng với Fe. Phản ứng này inh ra khí ….., hidro cháy cho ….., sinh ra rất nhiều …..Trong trường hợp này chất cháy là ….., chất duy trì sự cháy là ….Viết phương trình cháy:
…… + …… → ………
HCl; hidro; nước; nhiệt; hidro, oxi
2H2 + O2 → 2H2O
Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
Câu A. 18,38 gam
Câu B. 18,24 gam
Câu C. 16,68 gam
Câu D. 17,80 gam
Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(a) X + 2NaOH X2 + X + H2O;
(b) X2 + H2SO4→X3 + Na2SO4;
(c) nX3 + nX4 → nilon-6,6 + 2nH2O;
(d) 2X2 + X3 →X5 + 2H2O
Phân tử khối của X5 là?
Phân tử khối của X5 là 202.
X: HCOOC[CH2]4COOC2H5; X1: NaCOOC[CH2]4COONa
X2: C2H5OH; X3: HCOOC[CH2]4COOH
X4: H2N[CH2]6NH2 X5: C2H5COOC[CH2]4COOC2H5
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.