Đốt cháy 4,56 gam hỗn hợp E chứa metylamin, đimetylamin, trimetylamin cần dùng 0,36 mol O2. Mặt khác lấy 4,56 gam E tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư thu được lượng muối là
Câu A. 9,67 gam
Câu B. 8,94 gam Đáp án đúng
Câu C. 8,21 gam
Câu D. 8,82 gam
Chọn B. - Quy đổi hỗn hợp E: CH3NH2, (CH3)2NH, (CH3)3N thành CnH2n+3N: a mol. - Đốt cháy E: CnH2n+3N + (1,5n + 0,75)O2 → nCO2 + (n + 1,5)H2O + 0,5N2. → nO2 = (1,5n + 0,75)a = 0,36 (1) và mE = (14n + 17)a = 4,56 (2). Từ (1), (2) ta tính được: a = 0,12 mol. - Cho E tác dụng với HCl thì nHCl = nE = 0,12 mol => BTKL: mmuối = mE + 36,5nHCl = 8,94g
Chì và thiếc cùng có nhiều số oxi hóa trong các hợp chất và cùng tạo ra hợp chất phức. Tại sao chúng không được xếp vào nhóm những kim loại chuyển tiếp?
Sn - Pb là các nguyên tố họ p, cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np2 còn các kim loại chuyển tiếp là các nguyên tố họ d.
Rượu nguyên chất là một chất lỏng chứa các nguyên tố cacbon, hiđro và oxi. Như vậy rượu nguyên chất là gì?
Rượu nguyên chất là một hợp chất do được tạo nên từ 3 nguyên tố là C, H và O.
Bản chất của các phản ứng điều chế hiđro clorua bằng phương pháp sunfat và phương pháp tổng hợp khác nhau như thế nào? Các phương pháp trên đã dựa vào những tính chất hóa học nào của các chất tham gia phản ứng?
Bản chất của phương pháp sunfat là dùng phản ứng trao đổi.
NaCl + H2SO4 → NaHSO4 + HCl.
Bản chất của phương pháp tổng hợp là dùng phương pháp hóa hợp (phản ứng oxi hóa – khử).
H2 + Cl2 → 2HCl.
Xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp có tính chất :
Câu A. Oxi hoá các vết bẩn.
Câu B. Tạo ra dung dịch hoà tan chất bẩn.
Câu C. Hoạt động bề mặt cao.
Câu D. Hoạt động hoá học mạnh.
Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,21 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2). Sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z và 27,84g chất rắn T gồm 3 kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 0,33 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Gía trị của a:
Giải
27,84g chất rắn T gồm 3 kim loại gồm có Cu, Ag, Fe dư
Gọi số mol của Cu, Ag, Fe dư lần lượt là 3x, 2x và y mol
BT e ta có: 2.3x + 2x + 3y = 2.0,33
=>8x + 3y = 0,66 (1)
Mặt khác ta có : mCu + mAg + mFe dư = 27,84
=>64.3x + 2x.108 + 56y = 27,84
=> 408x + 56y = 27,84 (2)
Từ 1,2 => x = y = 0,06 mol
Áp dụng BT e : 2(a – y) + 0,21.2 = 3x.2 + 2x
2(a – y) = 0,48 – 0,42
2(a – 0,06) = 0,06
=>a – 0,06 = 0,03
=>a = 0,09
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.