Bài toán biện luận công thức của hợp chất hữu cơ dựa vào tính chất hóa học
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được một muối và 336 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng 6,82 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là:


Đáp án:
  • Câu A. C2H5COOH và C2H5COOCH3

  • Câu B. CH3COOH và CH3COOC2H5 Đáp án đúng

  • Câu C. HCOOH và HCOOC3H7.

  • Câu D. HCOOH và HCOOC2H5

Giải thích:

Phân tích : Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vùa đủ với dung dịch KOH thu được một muối và một ancol nên X có thể gồm : { RCOOR', RCOOH hoặc { R'OH, RCOOR' hoặc { RCOOH, R'OH ; R' ≠ H; Ta có : nKOH = 0,04mol > nancol = 0,015mol; Đến đây, nhìn vào 4 đáp án ta thấy X phải là RCOOR’ và RCOOH; Þ nRCOOR' = n(ancol) = 0,015; nRCOOH = 0,04 - 0,015 = 0,025 mol; Đặt công thức của hai chất trong X là CnH2nO2 và CmH2mO2 (n<m); Þ nCnH2nO2 = 0,025 mol; nCmH2mO2 = 0,015 mol; Þ Tổng nH2O= Tổng nCO2 = 0,025n + 0,015m: Và m(bình tăng) = mCO2 + mH2O = (0,025n + 0,015m).(44 + 18) = 6,82 Þ 22 = 5n + 3m Þ n= 2, m= 4; Vậy X gồm CH3COOH và CH3COOC2H5 . Chú ý : Khi cho hỗn hợp CO2 và H2O vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 thì khối lượng bình tăng chính là khối lượng CO2 và H2O thêm vào. Còn khối lượng dung dịch thay đổi là do khối lượng kết tủa CaCO3 trừ đi tổng khối lượng CO2 và H2O thêm vào.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết


Đáp án:
  • Câu A. bản chất của bản ứng trong dung dịch các chất điện li.

  • Câu B. những ion nào tồn tại trong dung dịch.

  • Câu C. nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.

  • Câu D. không tồn tại các phân tử trong dung dịch các chất điện li.

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn 32,55 gam tripeptit mạch hở (Ala-Gly-Ala) bằng dung dịchNaOH (vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam muối khan.Giá trị m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:
Thủy phân hoàn toàn 32,55 gam tripeptit mạch hở (Ala-Gly-Ala) bằng dung dịch NaOH (vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam muối khan. Giá trị m là

Đáp án:

Ta có: n Ala-Gly-Ala = 32,55 : 217 = 0,15 mol

Ala -Gly-Ala + 3NaOH → Muối + H2O

0,15             0,45           0,15

BTKL => mmuối = 47,85 gam

Xem đáp án và giải thích
Lipid
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Có các nhận định sau: (1) Lipit là một loại chất béo. (2) Lipit gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit,… (3) Chất béo là các chất lỏng. (4) Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường. (5) Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. (6) Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật. Các nhận định đúng là

Đáp án:
  • Câu A. 1, 2, 4, 6

  • Câu B. 2, 4, 6

  • Câu C. 3, 4, 5

  • Câu D. 1, 2, 4, 5

Xem đáp án và giải thích
Thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại 


Đáp án:

1. Thí nghiệm 1: Dãy điện hóa của kim loại.

- Tiến hành TN:

   + Cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống 3ml dd HCl loãng

   + Lần lượt cho 3 mẫu kim loại có kích thương tương đương nhau vào 3 ống nghiệm

Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Bọt khí thoát ra ở ống nghiệm khi thả Al nhanh hơn so với ống nghiệm khi thả Fe. Ống nghiệm khi thả Cu không có hiện tượng gì.

Kết luận: Tính kim loại Al > Fe > Cu.

PTHH: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Cu không tác dụng với dd HCl loãng

2. Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch.

- Tiến hành TN: Đánh sạch gỉ một chiếc đinh sắt rồi thả vào dung dịch CuSO4. Sau khoảng 10 phút quan sát màu đinh sắt và màu dung dịch.

- Hiện tượng: Trên Fe xuất hiện một lớp kim loại màu đỏ (Cu); dung dịch nhạt dần màu xanh ( Cu2+ phản ứng và nồng độ giảm).

- Kết luận: Kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch (kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối của chúng)

PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

3. Thí nghiệm 3: Ăn mòn điện hóa học.

- Tiến hành TN:

   + Rót vào 2 ống nghiệm mỗi ống khoảng 3ml dd H2SO4 loãng

   + Cho vào mỗi ống 1 mẩu kẽm.

   + Nhỏ thêm vào 2-3 giọt dd CuSO4 vào ống thứ 2.

Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng:

   + Lúc đầu ở ống 1 và ống 2 bọt khí thoát ra đều nhau.

   + Ở ống 2 sau khi thêm CuSO4 thấy ở viên kẽm xuất hiện màu đỏ, đồng thời bọt khí thoát ra nhanh hơn ống 1

- Giải thích: Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu

Cu sinh ra bám lên thanh Zn thành 2 điện cực trong dung dịch H2SO4 ⇒ pin (ăn mòn điện hóa học)

- PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình phản ứng hóa học cho chuối phản ứng sau: Al → Al2O3 → NaAlO2 →Al(OH)3 → Al2(SO4)3 → AlCl3→ Al(NO3)3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình phản ứng hóa học cho chuối phản ứng sau:

Al → Al2O3 → NaAlO2 →Al(OH)3 → Al2(SO4)3 → AlCl3→ Al(NO3)3


Đáp án:

1) 4Al + 3O--t0--> 2Al2O3

2) Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

3) 2NaAlO2 + CO2 + 3H2O  → Na2CO3 + 2Al(OH)3

4) 2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O

5) Al2(SO4)3 + 3BaCl2 → 2AlCl3 + 3BaSO4

6) AlCl3 + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3AgCl↓

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…