Bài tập xác định cacbohyđrat dựa vào chuỗi phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cacbonhidrat Z tham gia chuyển hóa: Z ---(Cu(OH)2/OH-)® dung dịch xanh lam ---to® kết tủa đỏ gạch Vậy Z không thể là chất nào trong các chất cho dưới đây?


Đáp án:
  • Câu A. Saccarozo Đáp án đúng

  • Câu B. Glucozo

  • Câu C. Mantozo

  • Câu D. Fructozo

Giải thích:

Saccarozo không phản ứng với Cu(OH)2/OH-

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chia m gam hỗn hợp A gồm hai kim loại Cu, Fe thành hai phần bằng nhau : - Phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc, nguội thu được 0,672 lít khí. - Phần 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,448 lít khí. Giá trị của m là (biết các thể tích khí được đo ở đktc)
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chia m gam hỗn hợp A gồm hai kim loại Cu, Fe thành hai phần bằng nhau :

- Phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc, nguội thu được 0,672 lít khí.

- Phần 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,448 lít khí.

Giá trị của m là (biết các thể tích khí được đo ở đktc)?


Đáp án:
  • Câu A. 4,96 gam.

  • Câu B. 8,80 gam.

  • Câu C. 4,16 gam.

  • Câu D. 17,6 gam.

Xem đáp án và giải thích
Hãy điều chế ba oxit. Viết các phương trình phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điều chế ba oxit. Viết các phương trình phản ứng.


Đáp án:

S   +  O2  --t0--> SO2

2Mg  + O2  --t0--> 2MgO

4Al + 3O2  --t0--> 2Al2O3

Xem đáp án và giải thích
Bradikinin có tác dụng làm giảm huyết áp. Đó là một ninapeptit có công thức là: Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được những tripeptit nào có chứa phenylalanin(Phe)?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bradikinin có tác dụng làm giảm huyết áp. Đó là một ninapeptit có công thức là: 
Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg

Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được những tripeptit nào có chứa phenylalanin(Phe)?


Đáp án:

Khi thủy phân không hoàn toàn Bradikinin có thể thu được 5 tripeptit có chứa Phe : Pro-Gly-Phe; Gly-Phe-Ser; Phe-Ser-Pro; Ser-Pro-Phe;Pro-Phe-Arg

Xem đáp án và giải thích
Bằng phương pháp hóa học. Hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn: NaCl, NaBr, NaI, HCl, H2SO4, KOH
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng phương pháp hóa học. Hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn: NaCl, NaBr, NaI, HCl, H2SO4, KOH


Đáp án:

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử:

Cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử. Ta chia thành 3 nhóm hóa chất sau:

Nhóm I: Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh: KOH

Nhóm II: Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ: HCl, H2SO4.

Nhóm III: Dung dịch không đổi màu quỳ tím: NaI, NaCl, NaBr

Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các mẫu thử ở nhóm (III)

Mẫu thử tạo kết tủa trắng là NaCl

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

Mẫu thử tạo kết tủa vàng nhạt là NaBr

AgNO3 + NaBr → AgBr↓+ NaNO3

Mẫu thử tọa kết tủa vàng đậm là NaI

AgNO3 + NaI → AgI↓+ NaNO3

Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các mẫu thử ở nhóm (II)

Mẫu thử nào kết tủa trắng là HCl

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

Còn lại là H2SO4

Xem đáp án và giải thích
Nêu các dạng cấu trúc cơ bản của mạch phân tử polime. Cho ví dụ minh hoạ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu các dạng cấu trúc cơ bản của mạch phân tử polime. Cho ví dụ minh hoạ.



Đáp án:

Có ba dạng cấu trúc cơ bản của mạch phân tử polime:

- Dạng mạch thẳng: PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ.

- Dạng mạch phân nhánh: amilopectin

- Dạng mạch không gian: cao su lưu hoá.




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…