Cho dung dịch chứa 14,6 gam Lysin (H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH) tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
Câu A. 21,90. Đáp án đúng
Câu B. 18,25.
Câu C. 6,43.
Câu D. 10,95.
Ta có: nHCl = 2nLysin = 0,2 mol =>BTKL=> mmuối = mlysin + 36,5nHCl = 21,9 gam
Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào khi kết thúc phản ứng thu được kết tủa Al(OH)3?
Câu A. Cho từ từ dung dịch Ca(OH)2 đến dư vào dung dịch AlCl3.
Câu B. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Al(OH)3.
Câu C. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
Câu D. Cho từ từ dung dịch H2SO4 đến dư vào dung dịch Al(OH)3.
Cho nguyên tố X (Z = 12), hãy cho biết:
- Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X.
- Tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố X.
Cấu hình electron nguyên tử của X: ls2 2s2 2p6 3s2 Tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố X.
- Là kim loại, có tính kim loại khá mạnh.
- Hóa trị cao nhất với oxi là 2. Công thức oxit: XO.
- Công thức hợp chất hiđroxit: X(OH)2.
- Oxit và hiđroxit có tính bazơ.
Viết các phương trình hóa học:
a) Điều chế CuSO4 từ Cu.
b) Điều chế MgCl2 từ mỗi chất sau: Mg, MgSO4, MgO, MgCO3 (các hóa chất cần thiết coi như có đủ).
a) Sơ đồ chuyển hóa: Cu → CuO → CuSO4
PTHH: 2Cu + O2 --t0--> 2CuO
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
Hoặc: Cu + 2H2SO4đặc --t0--> CuSO4 + SO2 + 2H2O
b) Cho mỗi chất Mg, MgO, MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl, cho MgSO4 tác dụng với BaCl2 ta thu được MgCl2.
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O
MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4 ↓.
Dãy nào sắp xếp đúng theo trật tự nhiệt độ sôi của các chất tăng dần ?
Câu A. Ancol etylic, đietyl ete, etyl clorua, axit axetic.
Câu B. Etyl clorua, đietyl ete, ancol etylic, axit axetic.
Câu C. Đietyl ete, etyl clorua, ancol etylic, axit axetic.
Câu D. Axit axetic, ancol etylic, etyl clorua, đietyl ete.
Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối sunfat của kim loại hóa trị II thấy sinh ra kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư. Đó là muối nào?
PTHH:
2NaOH + ZnSO4 → Na2SO4 + Zn(OH)2↓
Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O
=> Đó là Zn(OH)2↓
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.