Bài thực hành số 6: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành số 6: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Phản ứng của Al với dd CuSO4

- Tiến hành TN:

    + Dùng giấy ráp đánh sạch lớp Al2O3 phủ bên ngoài lá nhôm

    + Nhúng lá nhôm vào dd CuSO4

- Hiện tượng: Lá nhôm tan dần, có kết tủa màu đỏ bám vào lá nhôm. Màu xanh của dung dịch nhạt dần.

- Giải thích: Al có tính khử mạnh đã khử ion Cu2+ thành Cu (đỏ) bám vào lá nhôm và tạo ion Al3+ không màu nên màu xanh của dd nhạt dần

PTHH:

2Al + 3Cu2+ → 3Cu + 2Al3+

Thí nghiệm 2: Phản ứng của Al với dd NaOH

- Tiến hành TN

 

  + Cho vài mảnh nhôm vào ống nghiệm

    + Rót vào ống nghiệm 2-3ml dd NaOH

- Hiện tượng: Lá nhôm tan dần, có sủi bọt khí không màu.

- Giải thích: Do tính lưỡng tính của nhôm oxit và nhôm hidroxit .

Trước tiên: màng bảo vệ Al2O3 bị phá hủy trong dd kiềm

Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]

Sau đó Al khử H2O

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2

Và màng Al(OH)3 bị phá hủy trong dd kiềm

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

Quá trình liên tục như vậy cho đến khi Al tan hết. Do đó có thể viết gộp PTHH:

2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2

Thí nghiệm 3: Điều chế Al(OH)3

- Tiến hành TN:

    + Rót 3ml dd muối nhôm AlCl3 vào ống nghiệm

    + Nhỏ từng giọt dd NaOH loãng, lắc đều ống nghiệm tới khi tạo thành kết tủa

- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa keo trắng

- Giải thích: Kết tủa đó là Al(OH)3

Phải cho từng giọt dd NaOH do Al(OH)3 có tính lưỡng tính, có thể tan trong NaOH dư.

PTHH: AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

Thí nghiệm 4: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3

- Tiến hành TN:

    + Chia chất lỏng có lẫn kết tủa Al(OH)3 ở trên vào 2 ống nghiệm

    + Nhỏ vào ống nghiệm 1 vài giọt dd axit, nhỏ vào ống nghiệm thứ 2 vài giọt dd bazo.

- Hiện tượng: Cả 2 ống nghiệm kết tủa đều ta và tạo dung dịch trong suốt

- Giải thích: Do Al(OH)3 có tính lưỡng tính nên tác dụng được cả với axit và bazo

PTHH: Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trình bày sự giống nhau và khác nhau của 3 loại liên kết : Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị không có cực và liên kết cộng hóa trị có cực.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày sự giống nhau và khác nhau của 3 loại liên kết : Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị không có cực và liên kết cộng hóa trị có cực.


Đáp án:

So sánh Liên kết ion Liên kết cộng hóa trị không có cực Liên kết cộng hóa trị có cực
Giống nhau Các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi nguyên tử lớp electron ngoài cùng bền vững giống cấu trúc khí hiếm (2e hoặc 8e)
Khác nhau về cách hình thành liên kết Cho và nhận electron Dùng chung e, cặp e không bị lệch Dùng chung e, cặp e bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện mạnh hơn
Khác nhau về nguyên tố tạo nên liên kết Giữa kim loại và phi kim Giữa các nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim Giữa phi kim mạnh và yếu khác
Nhận xét Liên kết cộng hóa trị có cực là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết ion

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch các chất sau: a. CH3CH2, NH2-CH2-COOH,CH3COONH4, anbumin b. C6H5NH2, CH3CH(NH2)COOH, (CH3)2NH, anbumin
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch các chất sau:

a. CH3CH2, NH2-CH2-COOH,CH3COONH4, anbumin

b. C6H5NH2, CH3CH(NH2)COOH, (CH3)2NH, anbumin


Đáp án:

a. Dùng quỳ tím nhận ra CH3NH2 do làm quỳ tím chuyển màu xanh

- Đun nhẹ dung dịch nhận ra anbumin do có hiện tượng đông tụ

- Hai dung dịch còn lại cho tác dụng NaOH nhận ra CH3COONH4 do tạo khi mùi khai làm xanh quỳ tím ẩm.

CH3COONH4 + NaOH (to) → CH3COONa + NH3 ↑ + H2O

Glyxin có phản ứng nhưng không tạo khí:

H2N-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O

b. đun nhẹ các dung dịch nhận ra anbumin

- Dùng quỳ tím nhận ra (CH3)2NH

- Dùng dung dịch Br2 nhận ra anilin

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt các khái niệm: a) Peptit và protein. b) Protein đơn giản và protein phức tạp. c) Protein phức tạp và axit nucleic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt các khái niệm:

a) Peptit và protein.

b) Protein đơn giản và protein phức tạp.

c) Protein phức tạp và axit nucleic.


Đáp án:

a) Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.

Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.

b) Protein đơn giản là loại protein mà khi thủy phân chỉ cho hỗn hợp các α-amino axit, thí dụ như anbumin của lòng trắng trứng, fibroin của tơ tằm,...

Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần "phi protein" nữa, thí dụ như nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo, ...

c) Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần "phi protein" nữa, thí dụ như nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo, ...

Axit nucleic là protein của axit photphoric và pentozơ (monosaccarit có 5C, mỗi pentozơ lại liên kết với một bazơ nitơ (đó là các hợp chất dị vòng chứa nitơ được kí hiệu là A, X, G, T, U).

Xem đáp án và giải thích
Vì sao ở các cơ sở đóng tàu thường gắn một miếng kim loại Kẽm Zn ở phía sau đuôi tàu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao ở các cơ sở đóng tàu thường gắn một miếng kim loại Kẽm Zn ở phía sau đuôi tàu?


Đáp án:

hân tàu biển được chế tạo bằng gang thép. Gang thép là hợp kim của sắt, cacbon và một số nguyên tố khác. Đi lại trên biển, thân tàu tiếp xúc thường xuyên với nước biển là dung dịch chất điện li nên sắt bị ăn mòn, gây hư hỏng.

Để bảo vệ thân tàu người thường áp dụng biện pháp sơn nhằm không cho gang thép của thân tàu tiếp xúc trực tiếp với nước biển. Nhưng ở phía đuôi tàu, do tác động của chân vịt, nước bị khuấy động mãnh liệt nên biện pháp sơn là chưa đủ. Do đó mà phải gắn tấm kẽm vào đuôi tàu.

Khi đó sẽ xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Kẽm là kim loại hoạt động hơn sắt nên bị ăn mòn, còn sắt thì không bị mất mát gì.

Sau một thời gian miếng kẽm bị ăn mòn thì sẽ được thay thế theo định kỳ. Việc này vừa đở tốn kém hơn nhiều so với sửa chữa thân tàu.

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử đồng có 1 electron ở lớp ngoài cùng nhưng tại sao đồng có hoá trị II ? Đồng tác dụng như thế nào với các axit ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử đồng có 1 electron ở lớp ngoài cùng nhưng tại sao đồng có hoá trị II ? Đồng tác dụng như thế nào với các axit ?



Đáp án:

– Do Cu có phân lớp d đầy đủ nhưng cấu trúc chưa hoàn toàn bền vững nên nguyên tử có thể bị kích thích chuyển thành trạng thái  3d94snên ngoai hóa trị I Cu thường có hóa trị II khi kết hượp với các nguyên tử khác

- Khả năng Cu tác dụng với các axit

+ Cu không tác dụng với các axit không có tính oxi hóa như HCl, H2SO4 (l)

+ Cu tác dụng với các axit có tính oxi hóa như H2SO4(đ), HNO3,…

Cu + 2H2SO4 (đ) →  CuSO4 + SO2 + 2H2O

3Cu + 8HNO3 (l) →  3Cu(NO3)2 + 2NO  + 4H2O

Cu + 4HNO3 (đ)  →  Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…