Bài tập xác định số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tiến hành các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Cho thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng. - Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng có thêm vài giọt dung dịch CuSO4. - Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3. - Thí nghiệm 4: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3. Số trường hợp ăn mòn điện hóa là:


Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 1 Đáp án đúng

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Giải thích:

Chọn B. - Điều kiền để xảy ra ăn mòn điện hóa là: (3 điều kiện bắt buộc). (1) Có các cặp điện cực khác nhau về bản chất, có thể là kim loại – kim loại, kim loại – phi kim. Kim loại hoạt động mạnh hơn đóng vai trò cực âm và bị ăn mòn. (2) Các cặp điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau thông qua dây dẫn. (3) Các điện cực phải cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li. - Ở thí nghiệm 1: Không thỏa mãn điều kiện (1). - Ở thí nghiệm 2: Thỏa mãn. - Ở thí nghiệm 3: Không thỏa mãn điều kiện (1). - Ở thí nghiệm 4: Không thỏa mãn điều kiện (1).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tỉ lệ mol este
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 este đồng phân cần dùng 4,704 lít khí O2 , thu được 4,032 lít CO2 và 3,24 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 110 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phả ứng thì thu được 7,98 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muốn Y và b mol muối Z (MY > MZ ). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện chuẩn. Tỉ lệ a : b là:

Đáp án:
  • Câu A. 2:3

  • Câu B. 3:2

  • Câu C. 5:1

  • Câu D. 1:5

Xem đáp án và giải thích
Muốn pha 350 ml dung dịch NaOH nồng độ 1M từ dung dịch NaOH 2M thì thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Muốn pha 350 ml dung dịch NaOH nồng độ 1M từ dung dịch NaOH 2M thì thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy bao nhiêu?


Đáp án:

Số mol NaOH có trong 350 ml dung dịch NaOH 1M là:

n = CM.V = 0,35 mol

Thể tích dung dịch NaOH 2M chứa 0,35 mol NaOH là:

V = 0,35/2 = 0,175 lít = 175 ml

Xem đáp án và giải thích
Hãy trình bày hiểu biết về: a. Vị trí của crom trong bảng tuần hoàn. b. Cấu hình electron của nguyên tử crom. c. Khả năng tạo thành các số oxi hóa của crom.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy trình bày hiểu biết về:

a. Vị trí của crom trong bảng tuần hoàn.

b. Cấu hình electron của nguyên tử crom.

c. Khả năng tạo thành các số oxi hóa của crom.


Đáp án:

a) Vị trí trong bảng tuần hoàn

Crom là kim loại chuyển tiếp ở ô 24, thuộc chu kỳ 4, nhóm VIB.

b) Cấu hình electron nguyên tử: ls22s22p63s23p63d54s1 hoặc viết gọn [Ar]3p64s1

Crom là nguyên tố hóa học thuộc nhóm d.

- Độ âm điện 1,55.

- Thế điện cực chuẩn: Eo(Cr3+/Cr) = - 0,74V

c) Khả năng thể hiện các số oxi hóa: từ +1 đến +6, trong đó phổ biến hơn cả là các số oxi hóa + 2, + 3, +6.

Xem đáp án và giải thích
Chất tác dụng với H2SO4 đặc, nóng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các chất: H2S, S, SO2, FeS, Na2SO3, FeCO3, Fe3O4, FeO, Fe(OH)2. Có bao nhiêu chất trong số các chất trên tác dụng được với H2SO4 đặc nóng?

Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 8

  • Câu C. 5

  • Câu D. 7

Xem đáp án và giải thích
Kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hòa tan hết 8,1 gam kim loại X vào dung dịch HCl lấy dư thấy thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Nhận xét về kim loại X là đúng

Đáp án:
  • Câu A. X có độ dẫn điện lớn hơn so với Cu

  • Câu B. X là kim loại nhẹ hơn so với nước.

  • Câu C. X tan cả trong dung dịch HCl và NH3.

  • Câu D. X là kim loại có tính khử mạnh.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…