Bài tập xác định đồng phân của este dựa vào phản ứng xà phòng hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân mạch hở phản ứng được với dung dịch NaOH?


Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 7

  • Câu C. 6 Đáp án đúng

  • Câu D. 8

Giải thích:

Đáp án C Phân tích: Dễ dàng tính nhanh được độ bất bão hòa của C4H8O2 = 1; - Các đồng phân là este hoặc axit của C4H8O2 sẽ tác dụng được với dung dịch NaOH. 6 đồng phân 2 axit và 4 este) đó là: CH3CH2CH2COOH, CH3CH(CH3)COOH, HCOOCH2CH2CH3, HCOOCH(CH3)CH3, CH3COOCH2CH3, CH3CH2COOCH3 .

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp X gồm đipeptit C4H8N2O3, este đa chức C4H6O4 và este của amino axit C5H11O2N. Cho X tác dụng vừa đủ với 800 ml dung dịch KOH 0,1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan và hỗn hợp Z (chứa các hợp chất hữu cơ). Cho Z thu được tác dụng với Na dư, thu được 0,02 mol khí H2. Nếu đốt cháy hoàn toàn Z thu được 3,08 gam CO2. Mặt khác, oxi hóa Z bằng CuO dư, đun nóng, rồi đem sản phẩm thu được tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, tạo thành 10,8 gam Ag. Giả thiết quá trình oxi hóa Z chỉ tạo anđehit. Giá trị của m là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:
Hỗn hợp X gồm đipeptit C4H8N2O3, este đa chức C4H6O4 và este của amino axit C5H11O2N. Cho X tác dụng vừa đủ với 800 ml dung dịch KOH 0,1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan và hỗn hợp Z (chứa các hợp chất hữu cơ). Cho Z thu được tác dụng với Na dư, thu được 0,02 mol khí H2. Nếu đốt cháy hoàn toàn Z thu được 3,08 gam CO2. Mặt khác, oxi hóa Z bằng CuO dư, đun nóng, rồi đem sản phẩm thu được tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, tạo thành 10,8 gam Ag. Giả thiết quá trình oxi hóa Z chỉ tạo anđehit. Giá trị của m là

Đáp án:

X là gly-gly (x mol), este C4H6O4(y mol), C5H11O2N (z mol)
Tổng số mol NaOH: 2x+2y+z=0,08;
số mol nhóm OH= 2nH2= 0,04 mol
TH1: Este là (COOCH3)2 -->2CH3OH -->2HCHO;
C5H11O2N là NH2-RCOO-R1--> R1OH --> anđehit --> 2Ag
Tổng số mol Ag = 8y+2z=0,1; Tổng số mol OH: nOH = 2y+z=0,04,
Suy ra x=0,02; y=0,005; z=0,03
Đốt Z: nCO2 = 2y+nz=0,07 (n là số C trong ancol R1OH -->n=2. (NH2-C2H4-COO-C2H5)
Vậy m = 0,04 mol gly-K+0,005 mol (COOK)2+ 0,03 mol NH2-C2H4-COOK = 9,16 gam
TH2: Este là (CH2OOC-H)2 --> C2H4(OH)2 -->(CHO)2 -->4Ag
C5H11O2N là NH2-RCOO-R1 --> R1OH --> anđehit -->2Ag
Tổng số mol Ag = 4y+2z=0,1;
Tổng số mol OH: nOH= 2y+z=0,04. Vô nghiệm
 

Xem đáp án và giải thích
Sắt
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phản ứng: Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 cho thấy

Đáp án:
  • Câu A. Sắt có thể tác dụng được với muối sắt

  • Câu B. Một kim loại có thể tác dụng được với muối clorua của nó

  • Câu C. Fe3+ bị sắt kim loại khử thành Fe2+

  • Câu D. Fe2+ bị sắt kim loại khử thành Fe3+

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm alanine và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa (m + 61,6) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Z chứa (m+73) gam muối. Giá trị của m là:
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

 Hỗn hợp X gồm alanine và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa (m + 61,6) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Z chứa (m+73) gam muối. Giá trị của m là:


Đáp án:

Gọi số mol nAla = a và nGlu = b

*Tác dụng với HCl: BTKL mHCl = m muối - mX = 71 gam

nHCl = nAla + nGlu => a + b = 1 (1)

*Tác dụng với NaOH:

Ala → Ala-Na m tăng = 23 - 1 = 22 (g)

a → 22a gam

Glu → Glu-Na2  mtăng = 23.2 - 2 = 44 (g)

b → 44b gam

=> mmuối tăng = 22a + 44b = 61,6 (2)

Giải (1) và (2) được a = 1,2 và b = 0,8

=> m = 1,2.89 + 0,8.147 = 224,4 (g)

Xem đáp án và giải thích
Nung một hỗn hợp gồm 4,8 gam bột Magie và 3,2 gam bột lưu huỳnh trong một ống nghiệm đậy kín. Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung một hỗn hợp gồm 4,8 gam bột Magie và 3,2 gam bột lưu huỳnh trong một ống nghiệm đậy kín. Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng?


Đáp án:

nMg = 0,2 (mol), nS = 0,1 (mol)

Mg + S → MgS

0,2 0,1 0,1 (mol) , Mg dư

mCr = mMgS + mMg = 0,1. (24+32) + 0,1.24 = 8 g

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt 3 loại phân bón hoá học: phân kali (KCl), đạm 2 lá (NH4NO3), và supephotphat kép Ca(H2PO4)2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Phân biệt 3 loại phân bón hoá học: phân kali (KCl), đạm 2 lá (NH4NO3), và supephotphat kép Ca(H2PO4)2.


Đáp án:

Dùng dung dịch Ca(OH)2 làm thuốc thử để nhận biết.

Cho dung dịch Ca(OH)2 vào mẫu thử của dung dịch các loại phân bón trên và đun nhẹ:

Nếu có khí mùi khai NH3 thoát ra là NH4NO3

2NH4NO3 + Ca(OH)2 --> Ca(NO3)2 + 2NH3↑ + H2O

Nếu có kết tủa xuất hiện là Ca(H2PO4)2

2Ca(OH)2 + Ca(H2PO4)2 → Ca3(PO4)2↓ + H2O

Không có hiện tượng gì là KCl.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…