Bài tập xác định công thức của este dựa vào phản ứng xà phòng hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có bao nhiêu este mạch hở có công thức phân tử là C5H8O2 khi bị xà phòng hóa tạo ra một anđêhit? (Không tính đồng phân lập thể)


Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 4 Đáp án đúng

  • Câu C. 1

  • Câu D. 3

Giải thích:

Hướng dẫn : C5H8O2 (π=2); Các este mạch hở có công thức phân tử là C5H8O2 khi bị xà phòng hóa tạo ra một anđêhit (Không tính đồng phân lập thể) là: HCOOCH=CHCH2CH3, CH3COOCH=CHCH3, CH3CH2COOCH=CH2, HCOOCH=C(CH3)CH3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chất X có công thức phân tử dạng MR2. Đốt X trong oxi dư được chất rắn Y và khí Z, khí Z có khả năng đổi màu quỳ tím ẩm sang màu hồng và có khả năng tẩy màu. Cho Z vào nước vôi trong thấy kết tủa trắng. Chất Y có màu đỏ, tan trong dung dịch HCl tạo dung dịch màu nâu nhạt, cho tiếp NaOH vào dung dịch này thấy kết tủa nâu đỏ. Chất X thỏa mãn là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất X có công thức phân tử dạng MR2. Đốt X trong oxi dư được chất rắn Y và khí Z, khí Z có khả năng đổi màu quỳ tím ẩm sang màu hồng và có khả năng tẩy màu. Cho Z vào nước vôi trong thấy kết tủa trắng. Chất Y có màu đỏ, tan trong dung dịch HCl tạo dung dịch màu nâu nhạt, cho tiếp NaOH vào dung dịch này thấy kết tủa nâu đỏ. Chất X thỏa mãn là


Đáp án:

Z có khả năng đổi màu quỳ tím ẩm sang hồng và có khả năng tẩy màu, tạo kết tủa trắng với Ca(OH)2 nên Z là SO2 có màu đỏ, tan trong dung dịch HCl tạo thành dung dịch màu nâu nhạt, cho tiếp NaOH vào dung dịch này thấy có kết tủa màu nâu đỏ nên Y là Fe2O3 => X là FeS2

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp gồm 2 gam Fe và 3 gam Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,448 lít khí NO(đktc). Tính khối lượng muối thu được trong dung dịch , biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp gồm 2 gam Fe và 3 gam Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,448 lít khí NO(đktc). Tính khối lượng muối thu được trong dung dịch , biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.


Đáp án:

Phản ứng:

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O  (1)

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2  (2)

Từ (1) => nFe = nFe(NO3)3 = nNO = 0,448/22,4 = 0,02(mol)

Từ (2) => nFe = 1/2 nFe(NO3)2 = 0,01(mol)

nFe(NO3)2 = 3/2 nFe(NO3)3 = 0,03(mol)

nFe dư = 0,0375 - 0,02 - 0,01 = 0,0075(mol)

Fe dư nên Cu chưa phản ứng.

=> mFe(NO3)3 = 180. 0,03 = 5,4(gam)

Xem đáp án và giải thích
Kim loại kiềm thổ
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp X gồm Al và kim loại M (trong đó số mol M lớn hơn số mol Al). Hòa tan hoàn toàn 1,08 gam hỗn hợp X bằng 100 ml dung dịch HCl thu được 0,0525 mol khí H2 và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 17,9375g chất rắn. Biết M có hóa trị II trong muối tạo thành, nhận xét nào sau đây đúng

Đáp án:
  • Câu A. Nồng độ dung dịch HCl đã dùng là 1,05M.

  • Câu B. Kim loại M là sắt (Fe).

  • Câu C. Thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong X là 50%.

  • Câu D. Số mol kim loại M là 0,025 mol.

Xem đáp án và giải thích
Giá trị a
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Để thuỷ phân hết 7,612 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần dùng vừa hết 80ml dung dịch KOH aM. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được K2CO3; 4,4352 lít CO2 (đktc) và 3,168 gam H2O. Vậy a gần với giá trị nào sau đây nhất ?

Đáp án:
  • Câu A. 1,63.

  • Câu B. 1,42.

  • Câu C. 1,25.

  • Câu D. 1,56

Xem đáp án và giải thích
Biết rằng trong nước bọt có men amilaza làm chất xúc tác cho phản ứng của tinh bột với nước chuyển thành mantozo (đường mạch nha) và một ít men mantaza làm chất xúc tác cho phản ứng của mantozo với nước chuyển thành glucozo. Khi ta nhai cơm (trong cơm có tinh bột) có thể xảy ra hai phản ứng hóa học trên. Hãy ghi lại phương trình chữ của hai phản ứng và giải thích vì sao khi nhai kĩ cơm ta thấy vị ngọt.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết rằng trong nước bọt có men amilaza làm chất xúc tác cho phản ứng của tinh bột với nước chuyển thành mantozo (đường mạch nha) và một ít men mantaza làm chất xúc tác cho phản ứng của mantozo với nước chuyển thành glucozo.

   Khi ta nhai cơm (trong cơm có tinh bột) có thể xảy ra hai phản ứng hóa học trên.

   Hãy ghi lại phương trình chữ của hai phản ứng và giải thích vì sao khi nhai kĩ cơm ta thấy vị ngọt.


Đáp án:

Tinh bột + Nước → Mantozo

   Mantozo + Nước → Glucozo

   Nhai cơm kĩ để nghiền thật nhỏ tinh bột, đồng thời để nước bọt tiết ra có đủ chất xúc tác cho phản ứng chuyển tinh bột thành mantozo, và phản ứng chuyển từ mantozo thành glucozo. Vị ngọt có được là do có một ít hai chất này.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…