Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất (biết trong dãy điện hóa của kim loại, cặp oxi hóa - khử: Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp: Ag+/Ag):
Câu A. Fe(NO3)2, AgNO3.
Câu B. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.
Câu C. Fe(NO3)2,AgNO3,Fe(NO3)3.
Câu D. Fe(NO3)3, AgNO3. Đáp án đúng
Phân tích : Theo dãy điện hóa của kim loại ta có: Fe2+/Fe; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag; - Đầu tiên, ta có : Fe + 2Ag+ ® Fe2+ + 2Ag - Vì dư nên tiếp tục có phản ứng: Fe2+ + Ag+ ® Fe3+ + Ag - Vậy dung dịch sau phản ứng gồm Fe(NO3)3 và AgNO3 dư.
Đốt cháy hoàn toàn a mol 1 amino axit X thu được 2a mol CO2 và a/2 mol N2. Amino axit X có CTPT thu gọn là
Ta có:
nC(CO2)/nX = 2a/a = 2 => X có 2 nguyên tử C
nN(N2)/nX = (0,5a.2)/a = 1 => X có 1 nguyên tử N
=> H2NCH2COOH
Nguyên tử Al có 13 electron, 13 proton, 14 nơtron. Tính khối lượng của nguyên tử trên theo đơn vị u?
mAl = 13u + 14u + 13.0,00055u = 27,00715u.
Vì sao dẫn xuất halogen hầu như không tan trong nước mà tan trong dung môi hữu cơ như hidrocacbon , ete, ancol?
Các dẫn xuất halogen đều là hợp chất cộng hóa trị không cực nên thực tế không tan trong H2O (phân cực), chúng tan trong dung môi hữu cơ.
Cho 3,9 gam kim loại K tác dụng với 101,8 gam nước. Tính nồng độ mol và nồng độ % của chất trong dung dịch thu được. Biết khối lượng riêng của dung dịch đó là 1,056 g/ml.
nK = 3,9/39 = 0,1 mol
Phản ứng: 2K + 2H2O → 2KOH + H2
nH2 = 0,05.2 = 0,1 gam
Khối lượng dung dịch sau phản ứng:
mdd = 3,9 + 101,8 – 0,1 = 105,6 gam
C%KOH = [0,1.56]/105,6 . 100% = 5,3%
Vdd = m/D = 105,6/1,056 = 100 ml = 0,1 lít
CM(KOH) = 0,1/0,1 = 1 M.
Khi nung nóng cục đá vôi thì thấy khối lượng giảm đi? (Xem lại bài tập 12.3 về đá vôi trong lò nung vôi), vì sao?
Khi nung đá vôi thì có khí cacbon đioxit thoát ra nên khối lượng giảm đi.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.