Bài tập liên quan tới lý thuyết về ăn mòn điện hoá
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tiến hành bốn thí nghiệm sau: - Thí nghiệm (1): Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3; - Thí nghiệm (2): Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4; - Thí nghiệm (3): Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 loãng; - Thí nghiệm (4): Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Các thí nghiệm xuất hiện ăn mòn điện hoá là:


Đáp án:
  • Câu A. (3), (4).

  • Câu B. (2), (4). Đáp án đúng

  • Câu C. (1), (2).

  • Câu D. (2), (3).

Giải thích:

Đáp án B Phân tích: Ăn mòn điện hóa không thể xảy ra ở thí nghiệm (1) và (3) vì ở TN1 và TN3 chưa đủ 2 điện cực khác nhau về bản chất (TN1 chỉ có Fe, TN3 chỉ có Cu). Chú ý : Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa là - Các điện cực phải khác nhau về bản chất, có thể là cặp 2 kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại với phi kim,... - Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp nhau qua dây dẫn. - Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện lí.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 7,28 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 2,912 lít H2 ở đktc. Tìm M.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 7,28 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 2,912 lít H2 ở đktc. Tìm M.


Đáp án:

Số mol của Hiđro bằng: nH2 = 2,912/22,4 = 0,13 (mol).

Đặt hoá trị của M là n, khối lượng mol là M. Số mol của M: nM = (2/n). 0,13 = 0,26/n.

Ta có: 7,28 = (0,26/n). M nên M = 28n.

Chỉ có n = 2; M = 56 thoả mãn. M là kim loại sắt.

Xem đáp án và giải thích
Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được ?


Đáp án:

Khi tiếp xúc với không khí ẩm có oxi, hơi nước …. sắt bị oxi hóa theo các phản ứng sau:

2Fe  +    O2    +   2H2O    Không khí ẩm →     2Fe(OH)2

4Fe(OH)2    +    O2    +   2H2O  →      4Fe(OH)3

Fe(OH)3 bị loại nước dần tạo thành Fe2O3 theo thời gian. Vì gỉ sắt Fe2O3.nH2O xốp nên quá trình ăn mòn tiếp diễn vào lớp bên trong đến khi toàn bộ khối kim loại đều gỉ. Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm đồ vật bị hỏng.

Xem đáp án và giải thích
Xenlulose
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đun nóng 121,5 gam xenlulozơ với dung dịch HNO3 đặc trong H2SO4 đặc (dùng dư), thu được x gam xenlulozơ trinitrat. Giá trị của x là:


Đáp án:
  • Câu A. 222,75 gam

  • Câu B. 186,75 gam

  • Câu C. 176,25 gam

  • Câu D. 129,75 gam

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dung dịch Fe(NO3)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch Na2S, H2SO4 loãng, H2S, H2SO4 đặc, NH3, AgNO3, Na2CO3, Br2. Số trường hợp xảy ra phản ứng là:

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 7

  • Câu C. 8

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết chung về cacbohiđrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho biết chất nào sau đây thuộc monosacarit


Đáp án:
  • Câu A. saccarozo

  • Câu B. glucozo

  • Câu C. xenlulozo

  • Câu D. tinh bột

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…