Bài tập kim loại sắt tác dụng với dung dịch muối
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tiến hành 2 thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lit dung dịch Cu(NO3)2 0,2M. Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lit dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở 2 thí nghiệm đều bằng nhau. Biểu thức liên hệ giữa V1 và V2


Đáp án:
  • Câu A. V1 = 5V2. Đáp án đúng

  • Câu B. V1 = 2V2.

  • Câu C. V1 = 10V2.

  • Câu D. 10V1 = V2.

Giải thích:

Sau khi các pư xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở 2 thí nghiệm bằng nhau => khối lượng kim loại tăng ở 2 thí nghiệm bằng nhau. Thí nghiệm 1: 1 mol Cu2+ pư khối lượng kim loại tăng 8 gam 0,2V1 mol Cu2+ pư lượng kim loại tăng 8×0,2V1 (gam). Thí nghiệm 2: 2 mol Ag+ pư khối lượng kim loại tăng 160 gam. 0,1V2 mol Ag+ pư .................................8V2 (gam). Từ đó ta có: 8V2 = 1,6V1; <=> V1 = 5V2; => Đáp án A.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy xác định số oxi hóa của các nguyên tố: - Nitơ trong NO, NO2, N2O5, HNO3, HNO2, NH3, NH4Cl. - Clo trong HCl, HClO, HClO2, HClO3, HClO4, CaOCl2. - Mangan trong MnO2, KMnO4, K2MnO4, MnSO4. - Crom trong K2Cr2O7, Cr2(SO4)3, Cr2O3. - Lưu huỳnh trong H2S, SO2, H2SO3, H2SO4, FeS, FeS2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy xác định số oxi hóa của các nguyên tố:

- Nitơ trong NO, NO2, N2O5, HNO3, HNO2, NH3, NH4Cl.

- Clo trong HCl, HClO, HClO2, HClO3, HClO4, CaOCl2.

- Mangan trong MnO2, KMnO4, K2MnO4, MnSO4.

- Crom trong K2Cr2O7, Cr2(SO4)3, Cr2O3.

- Lưu huỳnh trong H2S, SO2, H2SO3, H2SO4, FeS, FeS2.


Đáp án:

- Đặt x là oxi hóa của nguyên tố nitơ trong các hợp chất trên, ta có:

Trong NO: x + (-2) = 0 → x = +2.

Trong NO2: x + 2.(-2) = 0 → x = +4.

Trong N2O5: 2x + 5.(-2) = 0 → x = +5.

Trong HNO3: (+1) + x + 3.(-2) = 0 → x = +5.

Trong HNO2: (+1) + x +2.(-2) = 0 → x = +3.

Trong NH3 : x + 3.(+1) = 0 → x = -3.

Trong NH4Cl: x + 4.(+1) +(-1) = 0 → x = -3.

- Cũng giải tương tự như trên ta có:

Số oxi hóa của Cl trong:

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy 6 gam este E thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Biết E có phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3/NH3. Công thức cấu tạo của E?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy 6 gam este E thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Biết E có phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3/NH3. Công thức cấu tạo của E?


Đáp án:

nCO2 = 0,2 mol; nH2O= 0,2 mol

=> nCO2 = nH2O=> Y là este no, đơn chức, mạch hở

Đặt CTTQ của Y là CnH2nO2

PT: CnH2nO2+ O2 → nCO2 + nH2O

14n+32 (g)             n (mol)

6 (g)                       0,2 (mol)

=> (14n +32).0,2 = 6n => n = 2

=> CTPT của Y: C2H4O2

=> CTCT của Y: HCOOCH3

Xem đáp án và giải thích
Nung nóng 100 g hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3 đến khối lượng không đổi thu được 69g hỗn hợp rắn. Tính % khối lượng của NaHCO33 trong hỗn hợp
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung nóng 100 g hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3 đến khối lượng không đổi thu được 69g hỗn hợp rắn. Tính % khối lượng của NaHCO33 trong hỗn hợp


Đáp án:

Phản ứng: 2NaHCO3 −→ Na2CO3 + CO2 + H2O

    Cứ 2 mol NaHCO3 phản ứng thì khối lượng giảm 2.84 - 106 = 62 (g)

    Vậy x mol NaHCO3 phản ứng thì khối lượng giảm 100 - 69 = 31 (g)

    x = 31.2/62 = 1 (mol)

    mNaHCO3 = 84 (g) ⇒ %NaHCO3 = 84%

Xem đáp án và giải thích
Trộn 10,8 gam bột nhôm với 34,8g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 10,752 lít H2(đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm? (giả sử Fe3O4 chỉ bị khử thành Fe)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 10,8 gam bột nhôm với 34,8g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 10,752 lít H2(đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm? (giả sử Fe3O4 chỉ bị khử thành Fe)


Đáp án:

Theo bài ra ta có nAl = 0,4 mol, nFe3O4 = 0,15 mol

→ hiệu suất H = %Fe3O4 phản ứng

Phản ứng:        8Al    +     3Fe3O4    → 4Al2O3 + 9Fe

Ban đầu:            0,4           0,15 (mol)

Phản ứng:         8x            3x                                   9x

Sau phản ứng: (0,4-8x)    (0,15 – 3x)                          9x

Theo PT 1,2 ta có nH2 = nFe + (3/2).nAl du

    0,48 = 9x + (3/2).(0,4 – 8x)

    → x = 0,04 mol

Vậy hiệu suất H = % Fe3O4 = (0,04.3/0,15).100 = 80%

Xem đáp án và giải thích
Cho các chất sau: CaO, H2SO4, Fe(OH)2, FeSO4, CaSO4, HCl, LiOH, MnO2, CuCl2, Al(OH)3, SO2. Có bao nhiêu hợp chất là muối?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho các chất sau: CaO, H2SO4, Fe(OH)2, FeSO4, CaSO4, HCl, LiOH, MnO2, CuCl2, Al(OH)3, SO2. Có bao nhiêu hợp chất là muối?


Đáp án:

Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit ⇒ Các muối là: FeSO4, CaSO4, CuCl2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…