Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,1 mol chất Y,sản phẩm khi hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được số gam kết tủa là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,1 mol chất Y,sản phẩm khi hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được số gam kết tủa là bao nhiêu gam?


Đáp án:

Phân tử Z hơn phân tử X 2 nhóm CH2 → MZ = MX + 28

→ MZ = 2MX → 2MX = MX + 28 → MX = 28 → X là C2H4

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ancol no A và B đồng đẳng của nhau có số mol bằng nhau, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol là 2 :3. Hỏi A, B thuộc loại ancol nào ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ancol no A và B đồng đẳng của nhau có số mol bằng nhau, thu được  và  có tỉ lệ số mol là 2 :3. Hỏi A, B thuộc loại ancol nào ?



Đáp án:

Từ tỉ số mol  và  suy ra 2 ancol no, mạch hở

Công thức chung của 2 anccol 

Từ tỉ số mol  tính được x = 2. Vậy phải có ancol metylic, từ đó suy ra hai ancol no, đơn chức mạch hở




Xem đáp án và giải thích
Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo của: a) Xiclopropan với propan b) Xiclohexan với hexan
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo của:

a) Xiclopropan với propan

b) Xiclohexan với hexan


Đáp án:

a) So sánh đặc điểm cấu tạo của xiclopropan với propan.

Giống nhau: đều có 3 nguyên tử C và trong phân tử có liên kết xích ma.

Khác nhau: propan có mạch mở, xiclopropan có mạch vòng và xiclopropan kém propan 2 nguyên tử H.

b) So sánh đặc điểm cấu tạo của xiclohexan và hexan

Giống nhau: đều có 6 nguyên tử C và trong phân tử có liên kết xích ma.

Khác nhau: hexan có mạch mở, xiclohexan có mạch vòng và xiclohexan kém hexan 2 nguyên tử H.

Xem đáp án và giải thích
 Lấy 34,2 gam đường saccarozơ có lẫn một ít đường mantozơ đem thực hiện phản ứng tráng gương với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 0,216 gam Ag. Tính độ tinh khiết của mẫu đường saccarozơ này
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Lấy 34,2 gam đường saccarozơ có lẫn một ít đường mantozơ đem thực hiện phản ứng tráng gương với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 0,216 gam Ag. Tính độ tinh khiết của mẫu đường saccarozơ này


Đáp án:

Chỉ có mantozơ tham gia phản ứng tráng gương:

C12H22O11 + Ag2O -(AgNO3/NH3)→ C12H22O12 + 2Ag

⇒ nC12H22O11 (mantozơ) = 1/2. nAg = (1/2). (0,216/108) = 0,001 mol

⇒ mC12H22O11 (mantozơ) = 342. 0,001 = 0,342 g

Độ tinh khiết của mẫu đường saccarozơ = (342-0,342)/342 = 99%

Xem đáp án và giải thích
Tại sao khi nông nghiệp phát triển thì các sinh vật trong đất giảm đi rất nhiều nhiều nơi không còn nữa?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao khi nông nghiệp phát triển thì các sinh vật trong đất giảm đi rất nhiều nhiều nơi không còn nữa?


Đáp án:

Một số phân bón có thể tiêu diệt các loại sinh vật có hại này. Ví dụ trước khi trồng khoai tây một tuần người ta đưa vào đất một lượng urê (1,5 kg/m2) thì các mầm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn. Hiện tượng dễ thấy là không còn đỉa trong nước ở nhiều nơi như ngày trước nữa.

Xem đáp án và giải thích
Hãy điền những từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu dưới đây. a) Các protein đều chứa các nguyên tố....(1).... b) Ở nhiệt độ thường, dưới tác dụng của men, protein...(2)....tạo ra các amino axit. c) Một số protein bị....(3)....khi đun nóng hoặc cho thêm một số hoá chất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền những từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu dưới đây.

a) Các protein đều chứa các nguyên tố....(1)....

b) Ở nhiệt độ thường, dưới tác dụng của men, protein...(2)....tạo ra các amino axit.

c) Một số protein bị....(3)....khi đun nóng hoặc cho thêm một số hoá chất.





Đáp án:

(1) cacbon, hiđro, oxi, nitơ ; (2) bị thuỷ phân ; (3) đông tụ


Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…