Thực hiện phản ứng sau trong bình kín. H2(k) + Br2(k) → 2HBr (k)
Lúc đầu nồng độ hơi Br2 là 0,072 mol/l. Sau 2 phút, nồng độ hơi Br2 còn lại là 0,048 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong khoảng thời gian trên bằng bao nhiêu?
Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
t= 2 phút = 120 giây ; CM bđ (Br2) = 0,072 mol/l ; CM sau(Br2) = 0,048 mol/l
→ CM pứ (Br2) = 0,072 - 0,048 = 0,024 mol/s ; Vtb =0,024/120 = 2.10-4 mol/(l.s)
Cần bón bao nhiêu kg phân đạm amoni nitrat chứa 97,5% NH4NO3 cho 10,0 hecta khoai tây, biết rằng 1,00 hecta khoai tây cần 60,0 kg nitơ?
10ha khoai tây cần 60. 10 = 600 kg nitơ
Bảo toàn nguyên tố Nito:
⇒ 1 mol (80g) NH4NO3 tạo thành 1 mol (28g)N2
Lượng NH4NO3 cần để có 600kg N2 là
[600.80]/28 = 1714,286 kg
Phân đạm amoni nitrat chứa 97,5% NH4NO3 nên lượng phân đạm cần bón là:
[1714,286.100]/97,5 = 1758,24 kg
Đốt cháy hoàn toàn a mol một peptit X (được tạo ra từ amino axit no, mạch hở trong phân tử có 1- NH2 và 1-COOH) thu được b mol CO2 và c mol H2O và d mol N2. Biết b - c = a. Thuỷ phân hoàn toàn 0,2 mol X bằng dung dịch NaOH (lấy gấp đôi so với lượng cần thiết phản ứng) rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được chất rắn có khối lượng tăng m gam so với peptit ban đầu. Giá trị của m là? (cho C=12; H=1; O=16, N=14, Na=23)
Câu A. 60,4
Câu B. 76,4
Câu C. 30,2
Câu D. 28,4
Một hỗn hợp gồm dầu hỏa có lẫn nước, làm thế nào để tách nước ra khỏi dầu hỏa?
Dầu hỏa nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Muốn tách nước ra khỏi dầu hỏa, ta cho hỗn hợp vào phễu chiết, dầu nổi ở trên và nước ở phía dưới. Mở khóa phễu chiết, tách nước ra trước sau đó đến dầu hỏa, ta được nước và dầu hỏa riêng biệt.
Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam một amino axit có 1 nhóm –COOH được 0,6 mol CO2, 0,5 mol H2O và 0,1 mol N2. Tìm công thức phân tử của amino axit
Ta có X có dạng CxHyO2Nz
2CxHyO2Nz → 2xCO2 + yH2O + zN2
nC = nCO2 = 0,6 mol.
nH = 2 × nH2O = 2 × 0,5 = 1 mol.
nN = 2 × nN2 = 2 × 0,1 = 0,2 mol.
mO = mX - mC - mH - mN = 17,4 - 0,6 × 12 - 1 × 1 - 0,2 × 14 = 6,4 gam.
nO = = 0,4 mol.
Ta có x: y: 2: z = nC: nH: nO: nN = 0,6: 1: 0,4: 0,2 = 3: 5: 2: 1
Vậy X là C3H5O2N
Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng sau: (a) 2C + Ca → CaC2. (b) C + 2H2 → CH4. (c) C + CO2 → 2CO. (d) 3C + 4Al → Al4C3. Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng
Câu A. a
Câu B. b
Câu C. c
Câu D. d
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.