Amino Acid
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp E chứa Gly và một hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C4H12O4N2 tỷ lệ mol tương ứng là 2:1. Cho 3,02 gam E tác dụng (vừa đủ) với dung dịch chứa NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan gồm hỗn hợp 2 muối và một chất khí là chất hữu cơ có khả năng làm xanh giấy quỳ ẩm. Giá trị của m có thể là:

Đáp án:
  • Câu A. 3,59 hoặc 3,73

  • Câu B. 3,28 Đáp án đúng

  • Câu C. 3,42 hoặc 3,59

  • Câu D. 3,42

Giải thích:

Chọn B. - Trong hỗn hợp 3,02 gam E chứa C2H5O2N: 0,02 mol và (COONH3CH3)2: 0,01 mol. - Khi cho hỗn hợp E tác dụng với NaOH thì: nH2NCH2COONa = 0,02 mol và n(COONa)2 = 0,01 mol; => m rắn = 3,28 gam.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Người và động vật trong quá trình hô hấp hấp thụ O2, thở ra khí CO2. Nguyên liệu xăng, dầu trong quá trình đốt cháy cũng cần O2 và thải CO2. Như vậy lượng O2 phải mất dần, nhưng trong thực tế hang nghìn năm nay, tỉ lệ về thể tích của oxi trong không khí luôn luôn xấp xỉ bằng 20%. Hãy giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người và động vật trong quá trình hô hấp hấp thụ O2, thở ra khí CO2. Nguyên liệu xăng, dầu trong quá trình đốt cháy cũng cần O2 và thải CO2. Như vậy lượng O2 phải mất dần, nhưng trong thực tế hang nghìn năm nay, tỉ lệ về thể tích của oxi trong không khí luôn luôn xấp xỉ bằng 20%. Hãy giải thích.

 

Đáp án:

Lượng oxi không mất dần do sự quang hợp của cây xanh đã hấp thụ khí CO2 và tạo ra lượng oxi rất lớn. Do đó tỉ lệ oxi trong khôg khí ( tính theo thể tích) luôn luôn xấp xỉ bằng 20%.

Xem đáp án và giải thích
Số phát biểu đúng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (a) Dùng nước brom có thể phân biệt được glucozơ và fructozơ. (b) Amoni gluconat có công thức phân tử là C6H10O6N. (c) Muối natri, kali của các axit béo được dùng làm xà phòng. (d) 1 mol Gly-Ala-Glu phản ứng tối đa với 4 mol NaOH. (e) Axit stearic là đồng đẳng của axit axetic. (g) Metylamin có lực bazơ mạnh hơn natri etylat. Số phát biểu đúng là

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 4

  • Câu C. 3

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích
Chỉ dùng thuốc thử phenophtalein, hãy trình bày cách phân biệt ba dung dịch cùng nồng độ mol sau : KOH, HN03 và H2S04.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chỉ dùng thuốc thử phenophtalein, hãy trình bày cách phân biệt ba dung dịch cùng nồng độ mol sau : KOH, HN03 và 

H2S04.



Đáp án:

- Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào cả ba dung dịch. Dung dịch nào có màu hồng là dung dịch KOH.

- Lấy các thể tích bằng nhau của ba dung dịch : V ml dung dịch KOH và V ml của mỗi dung dịch axit. Thêm vào hai dung dịch axit vài giọt dung dịch phenolphtalein. Đổ V ml dung dịch KOH vào từng V ml dung dịch axit, sau đó thêm một ít dung dịch KOH nữa, nếu có màu hồng thì dung dịch axit đó là HN03, ngược lại nếu không có màu hồng là dung dịch H2S04.

 




Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit axetic, metyl axetat, metyl fomat. Cho m gam hỗn hợp E (oxi chiếm 41,2% khối lượng) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 37,396 gam muối khan và 8,384 gam ancol. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit axetic, metyl axetat, metyl fomat. Cho m gam hỗn hợp E (oxi chiếm 41,2% khối lượng) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 37,396 gam muối khan và 8,384 gam ancol. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?


Đáp án:

Giải

Hỗn hợp E gồm 2 axit (a mol) và 2 este (b mol) với b =

Ta có: CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

C15H31COOH + NaOH → C15H31COONa + H2O

=>RCOOH + NaOH →RCOONa + H2O

    a--------------a------------a------------a

CH3COOCH3 + NaOH → CH3COOH + CH3OH

HCOOCH3 + NaOH → HCOONa + CH3OH

=>R’COOCH3 + NaOH R’COONa + CH3OH

         0,262----------0,262---------------------------0,262

BTKL ta có: m + 40.(a + 0,262) = 37,396 + 8,384 + 18a

→ 22a + m = 35,3

Ta lại có : %mO = (16.2.(a + 0,262))/m = 41,2/100 = 0,412

→ 32a + 8,384 = 0,412m → 32a – 0,412m = -8,384

→ a = 0,15 mol và m = 32g

Xem đáp án và giải thích
Dạng bài tập xác định số phản ứng xảy ra
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có các cặp chất sau: Cu và dung dịch FeCl3; H2O và dung dịch CuSO4; H2S và dung dịch FeCl3; dung dịch AgNO3 và dung dịch FeCl3 Số cặp chất xảy ra phản ứng ở điều kiện thường:


Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 2

  • Câu C. 1

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…