a) Hãy cho biết những phản ứng hoá học nào trong bảng có thể dùng để điều chế các muối sau (Bằng cách ghi dấu x (có) và dấu o (không) vào những ô tương ứng) : Natri clorua. Đồng clorua. Viết các phương trình hoá học. b) Vì sao có một số phản ứng hoá học trong bảng là không thích hợp cho sự điều chế những muối trên ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 a) Hãy cho biết những phản ứng hoá học nào trong bảng có thể dùng để điều chế các muối sau (Bằng cách ghi dấu x (có) và dấu o (không) vào những ô tương ứng) :

Natri clorua.

Đồng clorua.

Viết các phương trình hoá học.

b) Vì sao có một số phản ứng hoá học trong bảng là không thích hợp cho sự điều chế những muối trên ?


Đáp án:

a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng từ (1) đến (10) .

PHẢN ỨNG HÓA HỌC Axit + Bazơ Axit + Oxit bazơ Axit + Kim loại Axit + Muối Muối + Muối Kim loại + Phi kim
NaCl x(l) x(2) 0 x(3) x(4) x(5)
CuCl2 x(6) x(7) 0 x(8) x(9) x(10)

1/ HCl + NaOH → NaCl + H2O

6/ 2HCl + Cu(OH)2 → CuCl2 + 2H2O

2/ 2HCl + Na2O → 2NaCl + H2O

7/ 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O

3/ 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2

8/ 2HCl + CuCO3 → CuCl2 + H2O + CO2

4/ Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4

9/ CuSO4 + BaCl2 → CuCl2 + BaSO4

5/ 2Na + Cl2 → NaCl

10/ Cu + Cl2 → CuCl2

b)

Một số phản ứng hoá học không thích hợp để điều chế muối NaCl và CuCl2 :

- Kim loại Na có phản ứng với axit HCl tạo muối NaCl. Nhưng người ta không dùng phản ứng này vì phản ứng gây nổ, nguy hiểm.

- Kim loại Cu không tác dụng với axit HCl.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Xác định cặp chất không phản ứng về kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cặp chất không xảy ra phản ứng là


Đáp án:
  • Câu A. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2

  • Câu B. dung dịch NaOH và Al2O3.

  • Câu C. K2O và H2O.

  • Câu D. Na và dung dịch KCl.

Xem đáp án và giải thích
Phenol và hợp chất của phenol
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chỉ ra số câu đúng trong các câu sau: (1). Phenol, axit axetic, CO2 đều phản ứng được với NaOH. (2). Phenol, ancol etylic không phản ứng với NaHCO3 (3). CO2, và axit axetic phản ứng được với natriphenolat và dd natri etylat (4). Phenol, ancol etylic, và CO2 không phản ứng với dd natri axetat (5). HCl phản ứng với dd natri axetat, natri p-crezolat

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 2

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu các định nghĩa axit và bazơ theo thuyết A-rê-ni-út và Bron-stêt. Lấy các thí dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phát biểu các định nghĩa axit và bazơ theo thuyết A-rê-ni-út và Bron-stêt. Lấy các thí dụ minh họa.


Đáp án:

* Theo thuyết A-rê-ni-út:

- Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

Thí dụ : HCl → H+ + Cl-

CH3COOH ↔ H+ + CH3COO-

- Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.

Thí dụ : NaOH → Na+ + OH-

* Theo thuyết Bron – stêt:

- Axit là chất nhường proton (H+) . Bazơ là chất nhận proton.

Axit ↔ Bazơ + H+

- Thí dụ 1:

CH3COOH + H2O ↔ H3O+ + CH3COO-

- Thí dụ 2:

NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH-

Xem đáp án và giải thích
Lấy thí dụ và viết các phương trình hoá học dưới dạng phân tử và ion rút gọn cho phản ứng sau: a. Tạo thành chất kết tủa b. Tạo thành chất điện li yếu c. Tạo thành chất khí
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lấy thí dụ và viết các phương trình hoá học dưới dạng phân tử và ion rút gọn cho phản ứng sau:

a. Tạo thành chất kết tủa

b. Tạo thành chất điện li yếu

c. Tạo thành chất khí


Đáp án:

a.Tạo thành chất kết tủa:

1/ AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

Ag+ + Cl- → AgCl

2/ K2SO4 + Ba(OH)2 → 2KOH + BaSO4

Ba2+ + SO42- → BaSO4

3/ Na2CO3 + MgCl2 → 2NaCl + MgCO3

Mg2+ + CO32- → MgCO3

b. Tạo thành chất điện li yếu:

1/ 2CH3COONa + H2SO4 → 2CH3COOH + Na2SO4

CH3COO- + H+ → CH3COOH

2/ NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O

H+ + OH- → H2O

3/ NaF + HCl NaCl + HF

H+ + F- → HF

c. Tạo thành chất khí:

1/ FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

FeS + 2H+ → Fe2+ + H2S

2/ K2SO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + SO2

2H+ + SO32- → H2O + SO2

3/ NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O

NH4+ + OH- → NH3 + H2O

Xem đáp án và giải thích
Những câu trong bài tập này coi là tiếp theo của bài tập 17.12*. a) Tính khối lượng bằng gam của: - 6,02.1023 nguyên tử K, - 6,02.1023 nguyên tử Cl2, - 6,02.1023 phân tử KCl b) Tính khối lượng khí clo để tác dụng vừa đủ với 39g kim loại kali. c) Từ khối lượng kim loại cho biết và khối lượng khí clo tính được trong câu b), tính khối lượng kali clorua thu được theo hai cách.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những câu trong bài tập này coi là tiếp theo của bài tập 17.12*.

   a) Tính khối lượng bằng gam của:

   - 6,02.1023 nguyên tử K,

   - 6,02.1023 nguyên tử Cl2,

   - 6,02.1023 phân tử KCl

   b) Tính khối lượng khí clo để tác dụng vừa đủ với 39g kim loại kali.

   c) Từ khối lượng kim loại cho biết và khối lượng khí clo tính được trong câu b), tính khối lượng kali clorua thu được theo hai cách.


Đáp án:

 a) Khối lượng tính bằng gam của:

   - 6,02.1023 nguyên tử K: 6,02.1023 x 39.1,66.10-24 ≈ 39(g)

   - 6,02.1023 nguyên tử Cl2: 6,02.1023 x 71.1,66.10-24 ≈ 71(g)

   - 6,02.1023 phân tử KCl: 6,02.1023 x 74,5.1,66.10-24 ≈ 74,5(g)

   b) Ta có 39g kim loại K là khối lượng của 6,02.1023 nguyên tử K.

   ⇒ Theo bài 17.12 ⇒ Số lượng nguyên tử K này đủ tác dụng với 3,01.1023 phân tử Cl2.

  Khối lượng của số phân tử Cl2 cần dùng: 3,01.1023.71.1,66.10-24 ≈ 35,5(g)

   c) Cách 1: Tính theo định luật bảo toàn khối lượng:

   mKCl = mK + mCl2 = 39 + 35,5 = 74,5g

   Cách 2: Tính theo phương trình hóa học: 2K  + Cl2  --t0--> 2KCl

Cứ 6,02.1023 nguyên tử K tác dụng với 3,01.1023 phân tử Cl2 tạo ra 6,02.1023 phân tử KCl. Vậy khối lượng của KCl trong 6,02.1023 sẽ bằng 74,5g. (theo câu a)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…