Cho 21,7 gam hỗn hợp A gồm hai kim loại kiềm thổ tác dụng hết với HCl thì thu được 6,72 lít khí (đktc). Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là bao nhiêu?
Đặt hai kim loại tương ứng với 1 kim loại là A
Ta có:
A + 2HCl (0,6) → ACl2 + H2 (0,3 mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có:
mA + maxit = mmuối + mkhí → mmuối = 21,7 + 0,6.36,5 – 0,3.2 = 43 gam.
Cho một mẫu hợp kim Na–Ba tác dụng với nước dư thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Tính thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hòa dung dịch X
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
Theo PTHH có nOH- = 2.nkhí = 2. 0,15 = 0,3 mol.
Phản ứng trung hòa X
H+ (0,3) + OH- (0,3 mol) → H2O
Có naxit = 2.nH+ → naxit = 0,15 mol → V = 0,15: 2 = 0,075 lít = 75ml.
Hòa tan hoàn toàn 14,40 gam kim loại M (hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Tìm M
M (0,6) + H2SO4 → MSO4 + H2 (0,6 mol)
MM = 14,4: 0,6 = 24. Vậy kim loại M là Mg.
Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol Ba(OH)2 và b mol Ba(AlO2)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị bên.
Tìm tỉ lệ a:b
Từ đồ thị ta thấy số mol HCl bắt đầu 0,1 mol mới xuất hiện kết tủa
⇒ 0,1 mol HCl dùng để trung hòa Ba(OH)2
⇒ nOH- = nH+ = 0,1 (mol) ⇒ nBa(OH)2 = 1/2 nOH- = 0,05 (mol) = a
Ta thấy tại giá trị nHCl = 0,3 và 0,7 mol đều thu được lượng kết tủa như nhau Al(OH)3: 0,2 (mol)
⇒ Tại nHCl = 0,7 mol thì lượng kết tủa Al(OH)3 đã đạt cực đại, sau đó bị hòa tan đến khi còn 0, 2 mol
Áp dung công thức ta có:
nH+ = 4nAlO2 – 3nAl(OH)3 + nOH-
⇒ 0, 7 = 4. 2b – 3. 0,2 + 0,1
⇒ b = 0,15 (mol)
Vậy a: b = 0,05: 0,15 = 1: 3.
Hòa tan hoàn toàn 9,8 gam hỗn hợp X gồm Na và Al2O3 vào nước thu được 1,792 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Y thì thấy khối lượng kết tủa biến thiên theo đồ thị sau:
Tìm y
nH2 = 0,08 mol
Gọi số mol Na và Al2O3 lần lượt là x, y (mol)
2Na (0,16) + 2H2O → 2NaOH (0,16) + H2 (0,8 mol)
⇒ mAl2O3 = mX – mNa = 9,8 – 23.0,16 = 6,12 gam
⇒ nAl2O3 = 0,06 mol
Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O
0,06 → 0,12 dư 0,04 → 0,12 (mol)
Vậy dung dịch X gồm: OH- dư (0,04 mol) và AlO2- (0,12 mol)
Quan sát đồ thị:
Tại nHCl = x mol: OH- dư vừa bị trung hòa hết ⇒ x = nOH- = 0,04 mol
Tại nHCl = 3,5x = 0,14 mol: nH+ = nOH- + nAl(OH)3 ⇒ 0,14 = 0,04 + nAl(OH)3
⇒ a = nAl(OH)3 = 0,1 mol
Tại nHCl = y mol: nHCl = nOH- + nAlO2- + 3(nAlO2- - nAl(OH)3) = nOH- + 4nAlO2- - 3nAl(OH)3
⇒ y = 0,04 + 4.0,12 – 3.0,1 = 0,22 mol
Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là gì?
Phèn chua: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Dẫn từ từ 15,68 lít khí NH3 (đktc) vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M thu được m gam kết tủa. Tìm m
3NH3 + 3H2O + AlCl3 → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl
nNH3 = 15,68:22,4 = 0,7 mol; nAlCl3 = 0,2.1 = 0,2 mol
Xét thấy
0,7:3 > 0,2:1 → AlCl3 hết → nAl(OH)3 = 0,2.78 = 15,6 gam
Chia m gam hỗn hợp Na2O và Al2O3 thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Hoà tan trong nước dư thu được 1,02 gam chất rắn không tan.
- Phần 2: Hoà tan vừa hết trong 140 ml dung dịch HCl 1M. Tìm m?
Gọi số mol của Na2O và Al2O3 trong từng phần là x và y
* Phần 1:
Ta có các phương trình phản ứng:
Na2O (x) + H2O → 2NaOH (2x mol)
2NaOH (2x) + Al2O3 (x mol) → 2NaAlO2 + H2O
Chất rắn không tan là Al2O3
* Phần 2:
nHCl = 0,14.1 = 0,14 mol
Ta có phương trình phản ứng:
Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
nHCl = 2x + 6y = 0,14 (2)
Từ (1) và (2) ta có: x = 0,01, y = 0,02
→ m = mNa2O + mAl2O3 = 5,32g
Trộn 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M với 100 ml dung dịch HCl xM thu được dung dịch Y. Cho 10,96 gam Ba vào dung dịch Y, thu được 14,76 gam kết tủa. Tìm x?
Dung dịch Y gồm Al3+ 0,04 mol; SO42- 0,06 mol; H+ 0,1x mol; Cl- 0,1x mol
Theo bài ra nBa = 0,08 mol
Giả sử cho Ba vào Y chỉ thu được kết tủa là BaSO4 → n↓ = 0,063 > nSO42- = 0,06. Vậy kết tủa là BaSO4 0,06 mol và Al(OH)3
Khối lượng Al(OH)3 = 14,76 – 0,06. 233 = 0,78 → Số mol Al(OH)3 = 0,01 mol
Sau khi cho Ba vào dung dịch Y, dung dịch sau phản ứng chứa các ion:
Ba2+: 0,08 – 0,06 = 0,02 mol;
Cl-: 0,1x mol;
AlO2-: 0,04 – 0,01 = 0,03 mol
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích có: 0,02.2 = 0,1.x + 0,03 → x = 0,1.
Cho từ từ 0,7 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3. Số mol kết tủa thu được là bao nhiêu?
Ta có: nOH- = nNaOH = 0,7 mol
nAl3+ = 2.0,1 = 0,2 mol
Al3+ (0,2) + 3OH- (0,6) → Al(OH)3↓ (0,2 mol)
⇒ nOH- dư = 0,7 - 0,6 = 0,1 mol
Al(OH)3 (0,1) + OH- (0,1) → AlO2- + 2H2O
⇒ nAl(OH)3 = 0,2 - 0,1 = 0,1 mol
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.