Xung quanh các nhà máy sản xuất gang, thép, phân lân, gạch ngói,…cây cối thường ít xanh tươi, nguồn nước bị ô nhiễm. Điều đó giải thích như thế nào ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xung quanh các nhà máy sản xuất gang, thép, phân lân, gạch ngói,…cây cối thường ít xanh tươi, nguồn nước bị ô nhiễm. Điều đó giải thích như thế nào ?


Đáp án:

iệc gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí là do nguồn chất thải dưới dạng khí thải, nước thải, chất rắn thải…

– Những chất thải này có thể dưới dạng khí độc như: SO2, H2S, CO2, CO, HCl, Cl2…có thể tác dụng trực tiếp hoặc là nguyên nhân gây mưa axit làm hại cho cây.

– Nguồn nước thải có chứa kim loại nặng, các gốc nitrat, clorua, sunfat…sẽ có hại đối với sinh vật sống trong nước và thực vật.

– Những chất thải rắn như xỉ than và một số chất hóa học sẽ làm cho đất bị ô nhiễm, không thuận lợi cho sự phát triển của cây.

Do đó để bảo vệ môi trường các nhà máy cần được xây dựng theo chu trình khép kín, đảm bảo khử được phần lớn chất độc hại trước khi thải ra môi trường.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Các hợp chất vô cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây sai?

Đáp án:
  • Câu A. Hợp kim liti - nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không.

  • Câu B. Sắt có trong hemoglobin của máu.

  • Câu C. Phèn chua được dùng để làm trong nước đục.

  • Câu D. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán đốt cháy hỗn hợp ankan và ancol
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm C3H8, C2H4(OH)2 và một số ancol no, đơn chức, mạch hở (C3H8 và C2H4(OH)2 có số mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn 5,444 gam X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng lên 16,58 gam và xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A. 47,477.

  • Câu B. 43,931.

  • Câu C. 42,158.

  • Câu D. 45,704.

Xem đáp án và giải thích
Tìm công thức hóa học biết chất A có 80% nguyên tử Cu và 20% nguyên tử Oxi, biết khối lượng mol của A là 80 g/mol
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tìm công thức hóa học biết chất A có 80% nguyên tử Cu và 20% nguyên tử Oxi, biết khối lượng mol của A là 80 g/mol


Đáp án:

Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:

mCu = 64 gam ; mO = 80 – 64 = 16 gam

Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:

nCu = 1 mol;  nO = 1 mol

Suy ra trong 1 phân tử hợp chất có 1 nguyên tử Cu và 1 nguyên tử O.

Vậy công thức hoá học của hợp chất là CuO

Xem đáp án và giải thích
So sánh tính chất oxi hóa của các đơn chất F2,Cl2, Br2, I2 và tính khử của những hợp chất HF, HCl, HBr, HI. Dẫn ra những phương trình hóa học để minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh tính chất oxi hóa của các đơn chất F2,Cl2, Br2, I2 và tính khử của những hợp chất HF, HCl, HBr, HI. Dẫn ra những phương trình hóa học để minh họa.


Đáp án:

Tính oxi hóa giảm dần từ F2 đến I2.

- Flo là phi kim mạnh nhất, oxi hóa được tất cả các kim loại kể cả vàng và platin. Clo, Br và Iot tác dụng được với một số kim loại.

- Phản ứng với hiđro.

- Halogen đứng trước đẩy halogen đứng sau ra khỏi muối của chúng:

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2

Tính khử của axit tăng theo chiều: HF < HCl < HBr < HI.

- Chỉ có thể oxi hóa F- bằng dòng điện. Còn ion Cl-, Br-, I- đều có thể bị oxi hóa khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh.

- HF hoàn toàn không thể hiện tính khử, HCl chỉ thể hiện tính khử khi tác dụng với những chất oxi hóa mạnh, còn HBr và nhất là HI có tính khử mạnh. Axit sunfuric đặc bị HBr khử đến SO2 và bị HI khử đến H2S:

Xem đáp án và giải thích
Nhiệt phân
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nhiệt phân hoàn toàn 2 hỗn hợp muối NH4HCO3 và (NH4)2CO3 thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó CO2 chiếm 30% về thể tích. Tỉ lệ mol NH4HCO3 và (NH4)2CO3 theo thứ tự là bao nhiêu?

Đáp án:
  • Câu A. 1:2

  • Câu B. 1:1

  • Câu C. 2:1

  • Câu D. 4:3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…