Câu A. Al và AgCl
Câu B. Fe và AgCl Đáp án đúng
Câu C. Cu và AgBr
Câu D. Fe và AgF
- Khi cho kim loại M (Fe) tác dụng với phi kim X (Cl2) : Fe + Cl2→ FeCl3; Fe + FeCl3→ FeCl2. - Hòa tan Y vào nước được dung dịch Z gồm FeCl2, FeCl3. - Thêm AgNO3 dư vào dung dịch Z : FeCl3 + 3AgNO3 →Fe(NO3)3 + 3AgCl; FeCl2 + 3AgNO3→ Fe(NO3)3 + 2AgCl + Ag - Đem chất rắn G gồm AgCl, Ag vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư : Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O; AgCl + HNO3: không phản ứng → Chất rắn F là AgCl.
Hidro hóa hoàn toàn một mẫu olefin thì hết 448ml H2 và thu được một ankan phân nhanh. Cũng lượng olefin đó khi tác dụng với brom thì tạo thành 4,32 gam dẫn xuất đibrom. Biết rằng hiệu suất của các phản ứng đạt 100% và thể tích khí đo ở đktc. Hãy xác định công thức cấu tạo, gọi tên olefin đã cho.
Đặt công thức tổng quát của olefim là CnH2n, số mol H2: 0,448/22,4 = 0,02 (mol)
CnH2n + H2 --> CnH2n+2 (1)
0,02 0,02
CnH2n + Br2 --> CnH2nBr2 (2)
0,02 0,02
Từ (1) và (2) ⇒ số mol của dẫn xuất là 0,02 mol
0,02.(14n + 160) = 4,32⇒n = 4
Công thức cấu tạo của olefin :
CH2=C(CH3 )-CH3 (2-metyl propen)
Bảng dưới đây cho biết một số đặc tính hoá lí của 3 loại khí hoá lỏng thương phẩm (chứa trong các bình GAS)
a) Nhận thấy: Thành phần chính của 3 loại gas là propan và butan.
Propan có khối lượng riêng và nhiệt độ sôi đều nhỏ hơn butan nên propagas có khối lượng riêng nhỏ hơn nhưng áp suất hơi lớn hơn butagas. Còn gas hỗn hợp propa – butan gas có khối lượng riêng và áp suất hơi nằm trong khoảng giữa của 2 loại gas đó.
b) 1kg propagas có:
17g C2H6; 968g C3H8; 1,5g C4H10
Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt là: 17/30.1560 + 968/44.2219 + 15/58.2877 = 50446,05KJ
Làm tương tự ta được:
Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt 1kg butagas là: 49605,78 kJ
Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt 1kg propa- butagas là: 50025,14 kJ
c) Người ta dùng axetilen làm nhiên liệu trong đèn xì mà không dùng etan, etilen hoặc metan vì quá trình sản xuất axetilen từ CaC2 dễ dàng và tiện lợi hơn và axetilen cháy tỏa nhiều nhiệt.
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. Tính số gam oxi cần dùng để điều chế được 2,32 gam oxit sắt từ ?
nFe3O4 = 0,01 mol
Phương trình hóa học:
3Fe + 2O2 --t0--> Fe3O4
0,02 ← 0,01(mol)
nO2 = 0,02 mol; Số gam oxi: mO2 = 32 . 0,02 = 0,64g.
Hãy cho biết số nguyên tử Al hoặc phân tử H2 có trong mỗi lượng chất sau:
a. 1,5 mol nguyên tử Al.
b. 0,5 mol phân tử H2.
a. Số nguyên tử Al có trong 1,5 mol nguyên tử Al là:
A = n.N = 1,5.6.1023 = 9.1023 (nguyên tử Al).
b. Số phân tử H2 có trong 0,5 mol phân tử H2 là:
A = n.N = 0,5.6.1023 = 3.1023 (phân tử H2).
Phân biệt sự trùng hợp và trùng ngưng về các mặt: phản ứng, monome và phân tử khối của polime so với monome. Lấy ví dụ minh họa.
* Về mặt phản ứng: trùng hợp và trùng ngưng đều là các quá trình kết hợp (thực hiện phản ứng cộng) các phân tử nhỏ thành phân tử lớn
* Về monome:
- Monome tham gia phản ứng trùng hợp là phải có liên kết bội hoặc vòng không bền.
- Monome tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.
Phân tử khối của polime trong trùng hợp bằng tổng của n monome tham gia trùng hợp.
Phân tử khối của monome trong trùng ngưng cũng bằng tổng của n monome tham gia trùng ngưng trừ đi các phân tử nhỏ giải phóng ra.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.