X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng nhóm A, ở hai chu kì lien tiếp, ZX < ZY và Y là nguyên tố thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn. Biết rằng tổng số hạt proton, nơtron, electron trong X và Y là 156, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. X là gì?
X và Y là hai kim loại cùng nhóm A.
Y có nhiều hơn X là 8 hoặc 18 hoặc 32 electron.
Ta có: 2eY + 2eX + nX + nY = 156 (1)
2eY + 2eX - (nX + nY) = 36 (2)
Tính ra eY + eX = 48
Nếu eY - eX = 8 ⇒ eY = 28, eX = 20 (không thuộc 2 chu kì)(loại).
Nếu eY - eX = 18 ⇒ eY = 33, eX = 15
Vậy 2 nguyên tố này là As và P, cùng thuộc nhóm VA và thuộc 2 chu kì (nhận).
Nếu eY - eX = 32 ⇒ eY = 40, eX = 8 (không thuộc 2 chu kì liên tiếp) (loại).
Vậy X là photpho (P).
Brom có lẫn một ít tạp chất là clo. Làm thế nào để thu được brom tinh khiết. Viết phương trình hóa học.
Cho một ít NaBr vào hỗn hợp:
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Chưng cất hỗn hợp để lấy Br
Cho 16 gam hỗn hợp bột Fe và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?
Số mol của Hiđro bằng: nH2 = 1/2 = 0,5 (mol)
Lại có: nCl- (trong muối) = 2nH2 = 2.0,5 = 1 (mol)
Khối lượng muối tạo thành bằng: 16 + 1. 35,5 = 51,5 (gam).
Sục hỗn hợp khí CO2 và CO vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch nước lọc. Đổ dung dịch NaOH vào nước lọc thấy xuất hiện kết tủa. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓+ H2O (1)
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 (2)
Ca(HCO3)2 + 2NaOH → CaCO3+ Na2CO3 + 2H2O (3).
Cho 12,8 gam kim loại A hóa trị II phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 thu muối B. Hòa tan B vào nước thu được 400ml dung dịch C. Nhúng thanh sắt nặng 11,2 gam vào dung dịch C, sau một thời gian thấy kim loại A bám vào thanh sắt và khối lượng thanh sắt là 12,0 gam, nồng độ FeCl2 trong dung dịch là 0,25M. Xác định kim loại A và nồng độ mol của kim loại B trong dung dịch C.
số mol FeCl2 là n = 0,25 . 0,4 = 0,1 (mol)
gọi x là số mol Fe phản ứng
khối lượng kim loại tăng là Δm = mA - mFe = Ax – 56x = 0,8
x = 0,1 → A.0,1 – 56.0,1 = 0,8 → A = 64. A là Cu
số mol Cu là nCu = 12,8/64 = 0,2 (mol)
số mol CuCl2 → n(CuCl2) = nCu = 0,2 (mol)
nồng độ mol/l CuCl2 là C(M(CuCl2)) = 0,2/0,4 = 0,5 M
Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với hiđro là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đốí với hiđro là 3,6.
a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.
b) Tính số mol hỗn hợp khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B. Các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
a) Đặt số mol O2 và O3 trong hỗn hợp A lần lượt là a mol và b mol.
Xét 1 mol hỗn hợp A => a + b = 1 (∗)
Theo đề bài ta có: MA = (32a + 48b)/(a + b) = 192,2.2 = 38,4 (**)
Giải hệ (∗) và (∗∗) ta được a = 0,6; b = 0,4 => %VO2=60%; %VO3=40%.
Giải tương tự ta tính được hỗn hợp B: %VH2=80%; %VCO=20%
b) Các phản ứng xảy ra:
2H2 + O2 → 2H2O (1)
2CO +O2 → 2CO2 (2)
3H2 + O3 → 3H2O (3)
3CO + O3 → 3CO2 (4)
Đặt số mol của A cần dùng để đốt cháy 1 mol B là x mol
nO2 = 0,6x & nO3 = 0,4x
Trong 1 mol hỗn hợp B: nH2 = 0,8 & nCO = 0,2
Từ (1), (2), (3) và (4): nH2 pu = nH2O tạo thành = 0,8 mol & nCO pu = nCO2 tạo thành =0,2 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mA + mB = mCO2 + mH2O = 0,8.18 + 0,2.44 = 23,2 g
mB = 0,8.2 + 0,2.28 = 7,2 g
⇒ mA = 23,2 - 7,2 = 16g = 32.0,6x + 48.0,4x ⇒ x = 5/12 ≈ 0,416 (mol)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.