X là tetrapeptit , Y tripeptit đều tạo nên từ 1 loại α–aminoaxit (Z) có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 và MX = 1,3114MY. Cho 0,12 mol pentapeptit tạo thành từ Z tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ sau đó cô cạn thu được bao nhiêu chất rắn khan?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

X là tetrapeptit , Y tripeptit đều tạo nên từ 1 loại α–aminoaxit (Z) có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 và MX = 1,3114MY. Cho 0,12 mol pentapeptit tạo thành từ Z tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ sau đó cô cạn thu được bao nhiêu chất rắn khan?


Đáp án:

Ta thấy Mx = 4Mz - 3; MH2O = 4Mz - 54

My = 3Mz - 2MH2O = 3Mz - 36

⇒ Mx = 1,3114My ⇒ 4Mz -54 = 1,3114(3Mz - 36)

⇒ Mz = 103

⇒ muối natri của Z có M = 103 + 22 = 125

cứ 0,12 mol pentapeptit tạo ra 0,12.5 = 0,6 mol muối natri của Z

⇒ mc.rắn = 0,6.125 = 75 g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hạt nhân của nguyên tử hiđro và hạt proton có khác nhau không ? Tại sao ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hạt nhân của nguyên tử hiđro và hạt proton có khác nhau không ? Tại sao ?



Đáp án:

Vì hạt nhân của nguyên tử hiđro không có nơtron, chỉ có một proton duy nhất nên hạt nhân đó chính là một proton


Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm hai amino axit no, hở ( chỉ chứa hai loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol hỗn hợp X cần 3,976 lít O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 2,912 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 0,03 mol X phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl thu được dd Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với a mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm hai amino axit no, hở ( chỉ chứa hai loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol hỗn hợp X cần 3,976 lít O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 2,912 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 0,03 mol X phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl thu được dd Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với a mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Tìm m?


Đáp án:

nO2 = 3,976/22,4 = 0,1775 mol, nCO2 = 2,912/22,4 = 0,13 mol

0,03 mol X phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl → nNH2 = 0,05 mol

→ hệ số N trong X là 0,05: 0,03 = 5: 3

Có nCO2 = 0,13 mol

→ số C trung bình là 0,13:0,03 = 13:3

X là amino no ở ( chỉ chứa hai loại nhóm chức)

→ X có dạng C13/3H2.13/3+2+5/3-2aN5/3O2a hay C13/3H37/3-2aN5/3O2a.

→ nH2O = 0,03. (37/6- a)

Bảo toàn nguyên tố O → 0,03.2a + 2.0,1775 = 0,13.2 + 0,03.(37/6 - a) → a = 1

Có nNaOH = nH2O = nCOO + nHCl = 0,03 + 0,05 = 0,08 mol

→ nX = 0,13. 12 + 0,03. (37/3 - 2.1) + 0,05.14 + 0,03. 16. 2 = 3,53 gam

Bảo toàn khối lượng → mmuối = 3,53 + 0,05. 36,5 + 0,08. 40 - 0,08. 18 = 7,115 gam .

Xem đáp án và giải thích
Có những chất sau: CuO, Mg, Al2O3, Fe(OH)3, Fe2O3. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra: a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí. b) Dung dịch có màu xanh lam. c) Dung dịch có màu vàng nâu. d) Dung dịch không có màu. Viết các phương trình phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những chất sau: CuO, Mg, Al2O3, Fe(OH)3, Fe2O3. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:

a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.

b) Dung dịch có màu xanh lam.

c) Dung dịch có màu vàng nâu.

d) Dung dịch không có màu.

Viết các phương trình phản ứng.


Đáp án:

a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí là khí H2.

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑

b) Dung dịch có màu xanh lam là dung dịch CuCl2.

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

c) Dung dịch có màu vàng nâu là dung dịch FeCl3.

Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O

Hoặc Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

d) Dung dịch không màu là các dung dịch MgCl2, AlCl3.

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑

 

Xem đáp án và giải thích
Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại được lặp lại giống như chu kì trước là do
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại được lặp lại giống như chu kì trước là do


Đáp án:

Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại được lặp lại giống như chu kì trước là do  sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

Xem đáp án và giải thích
Ở nhiệt độ cao, Al khử được ion kim loại trong oxit
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ở nhiệt độ cao, Al khử được ion kim loại trong oxit


Đáp án:

PTHH: 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe

Ở nhiệt độ cao, Al khử được ion kim loại trong oxit Fe2O3.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…