Vì sao đối với phân đoạn sôi < 180oC cần phải chưng cất tiếp dưới áp suất cao, còn với phân đoạn sôi > 350oC cần phải chưng cất tiếp dưới áp suất thấp?
- Đối với phân đoạn sôi < 180oC số nguyên tử C từ 1 - 4 là chủ yếu, tồn tại chủ yếu ở dạng khí dễ bay hơi nên phải chưng cất dưới áp suất cao mới tách được C1 - C2; C3 - C4.
- Đối với phân đoạn sôi > 350oC thành phần chủ yếu là cặn mazut có nhiệt độ sôi cao nên cần phải chưng cất dưới áp suất thấp.
Hỗn hợp C2H2 và O2 với tỉ lệ nào về thể tích thì phản ứng cháy sẽ tạo ra nhiệt độ ca nhất? Ứng dụng phản ứng này để làm gì?
Phương trình phản ứng khí C2H2 cháy: 2C2H2 + 5O2 --t0--> 4CO2 + 2H2O
Để có phản ứng cháy xảy ra ở nhiệt độ cao nhất thì tỉ lệ thể tích:
VC2H2 : VO2 = 2 : 5 = 1 : 2,5
Ứng dụng của phản ứng này dùng trong xì đèn.
Oxi – axetilen để hàn và cắt kim loại
.
Cho 10 gam CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư.
a) Tính thể tích khí CO2 thu được ở đktc
b) Dẫn khí CO2 thu được ở trên vào lọ đựng 50 gam dung dịch NaOH 40%. Hãy tính khối lượng muối cacbonat thu được.
a) Tính thể tích khí CO2
Phương trình hoá học :
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑
Số mol CO2, thu được :
nCO2 = nCaCO3 = 10/100 = 0,1 mol
Thể tích khí CO2 đo ở đktc :
VCO2 = 22,4 X 0,1 = 2,24 (lít),
b) Tính khối lượng muối
Khối lượng NaOH có trong dung dịch :
mNaOH = 40x50/100 = 20(gam) ứng với số mol là
nNaOH = 20/40 = 0,5 mol
Số mol NaOH lớn gấp 5 lần số mol CO2, vậy muối thu được sẽ là Na2CO3
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
Theo phương trình hoá học, ta có :
nNa2CO3 = nCO2 = 0,1 mol
Khối lượng muối cacbonat thu được : mNa2CO3 = 106 x 0,1 = 10,6g
Thêm 0,6 mol NaOH vào dd chứa x mol AlCl3 thu được 0,2 mol Al(OH)3. Thêm tiếp 0,9 mol NaOH thấy số mol của Al(OH)3 là 0,5. Thêm tiếp 1,2 mol NaOH nữa thấy số mol Al(OH)3 vẫn là 0,5 mol. Tính x?
nAl(OH)3 = 0,5
Số mol OH- trong kết tủa là 1,5 mol < 2,7 mol → có tạo [Al(OH)4]-
Cho biết thí dụ về một số nghành sản xuất vật liệu quan trọng.
- Công nghiệp gang thép: sản xuất các loại vật liệu sắt thép ...
- Công nghiệp Silicat
- Công nghiệp luyện kim màu ...
Cho 24,8 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và Na2SO4 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thấy tạo ra a gam kết tủa. Cho a gam kết tủa trên tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí ở đktc và còn lại b gam chất rắn không tan. Hãy tính a, b.
Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl
2HCl + BaCO3 → BaCl2 + CO2 + H2O
Kết tủa thu được gồm BaCO3, BaSO4
Khí thoát ra là khí CO2.
Chất rắn còn lại không tan là BaSO4.
Theo các phương trình hoá học
nNa2CO3 = nBaCO3 = nCO2 = 2,24/22,4 = 0,1 mol
Vậy mNa2CO3 = 0,1 x 106 = 10,6 g → mNa2SO4 = 24,8 - 10,6 = 14,2 g
→ nNa2SO4 = 14,2/142 = 0,1 mol → mBaCO3 = 0,1 x 197 = 19,7g
mBaSO4 = 0,1 x 233 = 23,3g = b
→ a = 19,7 + 23,3 = 43g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.