Viết phương trình hoá học biểu diễn chuyển đổi hoá học sau :
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Viết phương trình hoá học biểu diễn chuyển đổi hoá học sau :

Fe -> FeCl3 -> Fe(OH)3 -> Fe2O3 -> Fe


Đáp án:

(1) 2Fe + 3Cl2 to→ 2FeCl3

(2) FeCl3 + NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

(3) 2Fe(OH)3 to→ Fe2O3 + 3H2O

(4) Fe2O3 + 3CO to→ 2Fe + 3CO2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách nào?


Đáp án:

Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.

Xem đáp án và giải thích
Có thể dùng chất nào sau đây để phân biệt các dung dịch : BaCl2, Na2SO4, MgSO4, ZnCl2, KNO3 và KHCO3 ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có thể dùng chất nào sau đây để phân biệt các dung dịch : BaCl2, Na2SO4, MgSO4, ZnCl2, KNO3 và KHCO3 ?



Đáp án:

Cho Na vào các dung dịch: MgSO4 tạo kết tủa, ZnCl2 tạo kết tủa sau đó tan. Dùng dung dịch MgSO4 cho vào 4 dung dịch còn lại: BaCl2 tạo kết tủa. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch còn lại: Na2SO4 tạo kết tủa.

Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHCO và KNO3 (sau khi đã cho Na): KHCO­3 tạo kết tủa, còn lại là KNO3




Xem đáp án và giải thích
a) Hãy thiết lập biểu thức tính giá trị (π + v) đối với dẫn xuất halogen (xem bài tập 1 ở bài 44) b) tính (π + v) đối với các chất sau: C6H6Cl6;C5H5Cl;C8H5Br3;C12H4Cl4O2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy thiết lập biểu thức tính giá trị (π + v) đối với dẫn xuất halogen (xem bài tập 1 ở bài 44)

b) Tính (π + v) đối với các chất sau: C6H6Cl6; C5H5Cl; C8H5Br3; C12H4Cl4O2.


Đáp án:

a) công thức của dẫn xuất halogen CxHyClus. Biểu thức tính giá trị k = (π+v).

k=(π+v)=1/2[2x+2-(y+u)]. Số nguyên tử oxi không ảnh hưởng đến k.

b) áp dụng công thức trên ta tính được giá trị k của C6H6Cl6,C5H5Cl,C8H5Br3,C12H4Cl4O2 lần lượt là 1, 3, 5 và 9.

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất X có công thức phân tử C4H10O. X tác dụng với natri sinh ra chất khí ; khi đun X với axit H2SO4 đặc, sinh ra hỗn hợp 3 anken đồng phân của nhau. Xác định tên của X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất X có công thức phân tử C4H10O. X tác dụng với natri sinh ra chất khí ; khi đun X với axit H2SO4 đặc, sinh ra hỗn hợp 3 anken đồng phân của nhau. Xác định tên của X?


Đáp án:

Do X tác dụng với Na tạo khí và đun với H2SO4 đặc cho anken → X là ancol.

Lại có đun với axit, cho 3 anken là đồng phân → C-C-C(OH)-C

Các anken là: C-C=C-C (đphh) và C-C-C=C

Xem đáp án và giải thích
Cho 6g kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 4M (dư) ở nhiệt độ thường. Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây thì tốc độ phản ứng biến đổi như thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi)? a) Thay 6g kẽm hạt bằng 6g kẽm bột. b) Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M. c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ phản ứng là 50oC. d) Dùng thể tích dung dịch H2SO4 4M lên gấp đôi ban đầu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6g kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 4M (dư) ở nhiệt độ thường.

Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây thì tốc độ phản ứng biến đổi như thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi)?

a) Thay 6g kẽm hạt bằng 6g kẽm bột.

b) Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.

c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ phản ứng là 50oC.

d) Dùng thể tích dung dịch H2SO4 4M lên gấp đôi ban đầu.


Đáp án:

a) Tốc độ phản ứng tăng lên (tăng diện tích bề mặt).

b) Tốc độ phản ứng giảm xuống (giảm nồng độ chất phản ứng).

c) Tốc độ phản ứng tăng.

d) Tốc độ phản ứng không thay đổi.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…