Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro?


Đáp án:

Bởi vì so với gỗ và than đá thì xăng và cồn là những hợp chất hữu cơ có độ thuần khiết cao. Khi đốt xăng và cồn chúng sẽ cháy hoàn toàn tạo thành CO2 và hơi H2O, tất cả chúng đều bay vào không khí. Xăng tuy là hỗn hợp nhiều hiđrocacbon, nhưng chúng là những chất dễ cháy. Vì vậy cho dù ở trạng thái hỗn hợp nhưng khi đốt đều cháy hết.

Với than đá và gỗ thì lại khác. Cả hai vật liệu đều có những thành phần rất phức tạp. Những thành phần của chúng như xenlulozơ, bán xenlulozơ, gỗ, nhựa là những hợp chất hữu cơ dễ cháy và có thể “cháy hết”. Nhưng gỗ thường dùng còn có các khoáng vật. Những khoáng vật này đều không cháy được. Vì vậy sau khi đốt cháy gỗ sẽ còn lại và tạo thành tro.
Than đá cũng vậy, trong thành phần than đá ngoài cacbon và các hợp chất hữu cơ phức tạp còn có các khoáng là các muối silicat. Nên so với gỗ khi đốt cháy than còn cho nhiều tro hơn.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho các chất rắn sau : NaNO3, CaCO3, BaSO4, Zn(NO3)2, Na2CO3. Chỉ dùng thêm tối đa hai hoá chất có thể phân biệt được các chất trên hay không ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các chất rắn sau : NaNO3CaCO3, BaSO4, Zn(NO3)2, Na2CO3. Chỉ dùng thêm tối đa hai hoá chất có thể phân biệt được các chất trên hay không ?



Đáp án:

Có thể dùng H2O và dung dịch HCl để phân biệt các chất

Dùng H2O : NaNO3, Na2CO3, Zn(NO3)2 tan (I) ; CaCO3, BaSO4 không tan (II).

Cho dung dịch HCl vào (I) : nhận ra Na2CO(có khí bay ra).

Lấy Na2CO3 cho vào hai dung dịch còn lại, dung dịch nào tạo kết tủa là dung dịch Zn(NO3)2.

Cho dung dịch HCl vào (II) : BaSO4 không tan, CaCO3 tan và có khí bay ra.

 

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng tạo chất khí
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phương trình hóa học sau: Cl2 + NaBr ---> ; NaOH + CH3COOC6H5 ---> ; HCl + C2H5ONa ---> ; C2H5OH + Ag(NH3)2OH ---> ; C + KNO3 + S ---> ; CaO + Cu(NO3)2 + H2O --> ; H2SO4 + KMnO4 + FeSO4 ---> ; C + H2O --> ; O2 + C12H22O11 --> ; H2 + CH2=CHCH2OH --> Trong các phương trình trên, có bao nhiêu phương trình phản ứng tạo ra chất khí?

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 5

  • Câu C. 6

  • Câu D. 7

Xem đáp án và giải thích
Sự điện li, chất điện li là gì? Những loại chất nào là chất điện li? Thế nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu? Lấy thí dụ và viết phương trình điện li của chúng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sự điện li, chất điện li là gì? Những loại chất nào là chất điện li? Thế nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu? Lấy thí dụ và viết phương trình điện li của chúng?


Đáp án:

- Sự điện li là sự phân li thành các cation (ion dương) và anion (ion âm) của phân tử chất điện li khi tan trong nước.

- Chất điện li là những chất tan trong nước và tạo thành dung dịch dẫn được điện.

- Các chất là chất điện li như axit, các bazơ, các muối tan được trong nước.

- Chất điện li mạnh là những chất khi tan trong nước các phân tử hoà tan đều phân li ra ion.

- Thí dụ:

    H2SO4 → 2H+ + SO42-

    KOH → K+ + OH-

    Na2SO4 → 2Na+ + SO42-

- Chất điện li yếu là những chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hoà tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.

- Thí dụ: H2S ⇌ H+ + HS-

Xem đáp án và giải thích
Hấp thu hết 0,3 mol khí CO2vào 500 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaOH 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol Na2CO3 thu được là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hấp thu hết 0,3 mol khí CO2vào 500 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaOH 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol Na2CO3 thu được là


Đáp án:

nNa2CO3 = 0,1 mol; n NaOH = 0,5 mol

Từ nCO2 = 0,3 mol và n NaOH = 0,5 mol => Tạo thêm 2 muối Na2CO3 (0,2mol) và NaHCO3 (0,1 mol => Tổng số mol Na2CO3 = 0,3 mol

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết chung về cacbohiđrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Glucozo còn được gọi là:


Đáp án:
  • Câu A. Đường nho

  • Câu B. Đường mật ong

  • Câu C. Đường mạch nha

  • Câu D. Đường mía

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…