Ứng dụng của phương pháp điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Để bảo vệ vỏ tàu biển, người ta thường dùng phương pháp nào sau đây ?

Đáp án:
  • Câu A. Dùng chất ức chế sự ăn mòn.

  • Câu B. Dùng phương pháp điện hóa. Đáp án đúng

  • Câu C. Dùng hợp kim chống gỉ.

  • Câu D. Cách li kim loại với môi trường bên ngoài.

Giải thích:

Chọn B.  Phương pháp điện hóa: - Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn chặt những tấm kẽm vào phần vỏ tàu ngâm trong nước biển. Vì khi gắn miếng Zn lên vỏ tàu bằng thép sẽ hình thành một pin điện, phần vỏ tàu bằng thép là cực dương, các lá Zn là cực âm và bị ăn mòn theo cơ chế:  Ở anot (cực âm): Zn → Zn2+ + 2e  Ở catot (cực dương): 2H2O + O2 + 4e → 4OH-. Kết quả là vỏ tàu được bảo vệ, Zn là vật hi sinh, nó bị ăn mòn.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng sẽ giải phóng khí nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng sẽ giải phóng khí nào?


Đáp án:

3Cu + 2NaNO3 + 4H2SO4 → 3CuSO4 + 4H2O + Na2SO4 + 2NO

Xem đáp án và giải thích
Lấy 1 mol mỗi mẫu các chất sau: H2O, HCl, Fe2O3. Mẫu chất có khối lượng lớn nhất là chất nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lấy 1 mol mỗi mẫu các chất sau: H2O, HCl, Fe2O3. Mẫu chất có khối lượng lớn nhất là chất nào?


Đáp án:

Vì cùng lấy 1 mol chất nên chất có khối lượng lớn nhất cũng là chất có khối lượng mol lớn nhất

Khối lượng mol của H2O là: MH2O = 2.1 + 16 = 18 g/mol

Khối lượng mol của HCl là: MHCl = 1 + 35,5 = 36,5 g/mol

Khối lượng mol của Fe2O3 là MFe2O3 = 56.2 + 16.3 = 160 g/mol

=> chất có khối lượng mol lớn nhất là Fe2O3.

Vậy khi lấy 1 mol mỗi mẫu thì Fe2O3 cho khối lượng lớn nhất.

Xem đáp án và giải thích
1,10g hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng vừa đủ với 1,28g bột lưu huỳnh. a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b) Tính tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp ban đầu, theo: - lượng chất. - khối lượng chất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

1,10g hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng vừa đủ với 1,28g bột lưu huỳnh.

a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

b) Tính tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp ban đầu, theo:

- lượng chất.

- khối lượng chất.


Đáp án:

a) Phương trình hóa học của phản ứng

Fe + S → FeS

2Al + 3S → Al2S3

b) Gọi nFe = x mol, theo PT ⇒ nS (1) = nFe = x mol

Gọi nAl = y mol, theo PT ⇒ nS (2) = 3/2.nAl = 3/2y mol

⇒ nS = x +3/2y = 0,04 mol

mhh = 56x + 27y = 1,1.

Giải hệ phương trình ta có x = 0,01 mol, y= 0,02 mol.

Tỉ lệ % sắt và nhôm trong hỗn hợp theo lượng chất ( theo số mol là):

Tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp theo khối lượng chất:

mAl = 0,02 x 27 = 0,54g

mFe = 0,01 x 56 = 0,56g.

%mAl = 0,54/1,1 . 100% = 49,09%

%mFe = 100% - 49,09% = 50,91%

Xem đáp án và giải thích
Những hiđro halogenua nào có thể điều chế được khi cho axit sunfuric đặc tác dụng lần lượt với muối? a) Natri florua; b) Natri clorua; c) Natri bromua; d) Natri iotua. Giải thích và viết phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Những hiđro halogenua nào có thể điều chế được khi cho axit sunfuric đặc tác dụng lần lượt với muối?

a) Natri florua;

b) Natri clorua;

c) Natri bromua;

d) Natri iotua.

Giải thích và viết phương trình hóa học.


Đáp án:

Những hiđro halogenua sau có thể điều chế được khi cho H2SO4 đặc tác dụng với muối

a) Natri florua: H2SO4 + 2NaF → 2HF + Na2SO4

b) Natri clorua:

H2SO4   +  NaCl    ---t0<2500C---> NaHSO4 + HCl

H2SO4  + 2NaCl   ---t0>4000C---> Na2SO4  +  2HCl

Những phản ứng của H2SO4 đặc tác dụng với các muối NaBr, NaI không thể điều chế được HBr, HI vì:

2NaBr + H2SO4 đặc → Na2SO4 + 2HBr

2HBr + H2SO4 đặc → Br2 + SO2↑ + 2H2O

2NaI + H2SO4 đặc → Na2SO4 + 2HI

8HI + H2SO4 đặc → 4I2 + H2S + 4H2O.

Xem đáp án và giải thích
Pha chế dung dịch CuSO4 bằng cách hoà tan 87 g CuSO4.5H2O trong nước, thu được 750 ml dung dịch. a)  Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã pha chế. b)   Có bao nhiêu ion Cu2+ và SO42- trong 1 ml dung dịch ? c) Thêm một lượng mạt sắt dư vào 50 ml dung dịch CuSO4 trên. Hãy cho biết khối lượng các kim loại tham gia và tạo thành sau phản ứng. 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Pha chế dung dịch CuSO4 bằng cách hoà tan 87 g CuSO4.5H2O trong nước, thu được 750 ml dung dịch.

a)  Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã pha chế.

b)   Có bao nhiêu ion Cu2+ và SO42- trong 1 ml dung dịch ?

c) Thêm một lượng mạt sắt dư vào 50 ml dung dịch CuSO4 trên. Hãy cho biết khối lượng các kim loại tham gia và tạo thành sau phản ứng. 




Đáp án:

a) CM = 0,464M

b) Trong 1 ml dung dịch CuSO4 có :

nCu2+ = nSO2- = nCuSO4 = 0,464.10-3 (mol)

Số ion Cu2+ = số ion SO42-= 0,464.10-3.6,02.1023 = 2,793.1020 (ion)

c) Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

nCu 2+ = 0,0232 mol ; mFe = 1,2992 g ; mCu = 1,4848 g.



Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…