Từ muối CuSO4, nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và nêu cách pha chế 150 gam dung dịch CuSO4 có nồng độ 7%?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ muối CuSO4, nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và nêu cách pha chế 150 gam dung dịch CuSO4 có nồng độ 7%?


Đáp án:

Khối lượng chất tan là: mCuSO4 = (150.7)/100 = 10,5 gam

Khối lượng dung môi nước là: mnước = mdd - mct = 150-10,5 = 139,5 gam

Pha chế: Cân lấy 10,5 gam CuSO4 khan cho vào cốc có dung tích 200ml. Đong 139,5 ml nước cất, đổ dần dần vào cốc và khuấy nhẹ. Ta được 150 gam dung dịch CuSO4 7%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [ ] ở mỗi câu sau: a) Axit cacbonic có nhóm cacboxyl. [ ] b) Axit cacbonic là axit cacboxylic. [ ] c) Axit cacboxylic no là axit không chứa liên kết bội. [ ] d) Axit cacboxylic không no là axit có chứa liên kết C = C hoặc C ≡ C. [ ]
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [ ] ở mỗi câu sau:

a) Axit cacbonic có nhóm cacboxyl. [ ]

b) Axit cacbonic là axit cacboxylic. [ ]

c) Axit cacboxylic no là axit không chứa liên kết bội. [ ]

d) Axit cacboxylic không no là axit có chứa liên kết C = C hoặc C ≡ C. [ ]


Đáp án:

a) Đ

b) S

c) S

d) Đ

Xem đáp án và giải thích
Dẫn ankin X vào lượng dư dung dịch Br2, khối lượng bình đựng dung dịch Br2 tăng 2 gam và có 0,1 mol Br2 đã tham gia phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn cũng lượng X trên, hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn ankin X vào lượng dư dung dịch Br2, khối lượng bình đựng dung dịch Br2 tăng 2 gam và có 0,1 mol Br2 đã tham gia phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn cũng lượng X trên, hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Tìm m?


Đáp án:

nBr2 = 2nX ⇒ nX = 0,05 mol ⇒ MX = 2/0,04 = 40 ⇒ CTPT X: C3H4

nCaCO3 = nCO2 = 0,05.3 = 0,15 mol ⇒ m ↓ = 0,15.100 = 15 gam

Xem đáp án và giải thích
Giải thích các hiện tượng sau: a) Khi làm sạch nước đường, người ta thường cho lòng trắng trứng vào và đun lên. b) Khi đun canh cua, xuất hiện gạch cua (nổi trên mặt nước canh). c) Sữa tươi để lâu ngày sẽ bị vón cục, tạo kết tủa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích các hiện tượng sau:

a) Khi làm sạch nước đường, người ta thường cho lòng trắng trứng vào và đun lên.

b) Khi đun canh cua, xuất hiện gạch cua (nổi trên mặt nước canh).

c) Sữa tươi để lâu ngày sẽ bị vón cục, tạo kết tủa.





Đáp án:

Các hiện tượng được giải thích như sau:

a) Khi đun nóng, lòng trắng trứng (protein) sẽ đông tụ lại và kéo theo các chất bẩn có trong nước đường nổi lên trên, ta vớt ra, còn lại là nước đường.

b) Khi đun nóng, gạch cua (protein) sẽ đông tụ lại và nổi lên trên.

c) Sữa tươi để lâu ngày bị lên men làm đông tụ protein.




Xem đáp án và giải thích
Cho nhiệt độ sôi (oC) của một số dẫn xuất halogen trong bảng dưới đây:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho nhiệt độ sôi (oC) của một số dẫn xuất halogen trong bảng dưới đây:

X Cl Br I
CH3-X -24 5 42
C2H5-X 1 38 72
n-C3H7-X 47 71 102
n-C4H9-X 78 102 131

Nhận xét về sự biến đổi nhiệt độ sôi theo chiều tăng mạch cacbon (theo hàng dọc) và theo nguyên tử khối của halogen (hàng ngang). Giải thích sơ bộ.

 

 

 

 


Đáp án:

– Theo chiều tăng mạch cacbon (hàng dọc), nguyên từ khối tăng nhiệt độ sôi của các chất tăng dần.

- Khi nguyên tử khối tăng (theo hàng ngang), nhiệt độ sôi cùng giảm dần.

- Khi nguyên tử khối tăng cần tốn nhiều năng lượng để chuyển các phân tử hữu cơ sang trạng thái hơi nhiệt độ sôi tăng.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 8,40 gam sắt vào 300 ml dung dịch AgNO3 1,3 M. Lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A. 16,20

  • Câu B. 42,12

  • Câu C. 32,40

  • Câu D. 48,60

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…