Trong số các chất đã cho sau đây, hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất? chất nào là hợp chất?
a) Khí cacbonic tạo nên tử hai nguyên tố C và O.
b) Photpho trắng tạo nên từ nguyên tố P.
c) Axit sunfuric tạo nên từ các nguyên tố H, S và O.
d) Kim loại magie tạo nên từ nguyên tố Mg.
a) Khí cacbonic là hợp chất do tạo nên từ hai nguyên tố hóa học là C và O.
b) Photpho trắng là đơn chất do tạo nên từ một nguyên tố hóa học là P.
c) Axit sunfuric là hợp chất do tạo nên từ ba nguyên tố hóa học là H, S và O.
d) Kim loại magie là đơn chất do tạo nên từ một nguyên tố hóa học là Mg.
Yêu cầu làm như bài tập 16.2, theo sơ đồ của phản ứng sau:
a) KClO3 → KCl + O2; b) NaNO3 → NaNO2 + O2
a) 2KClO3 → 2KCl + 3O2
Số phân tử KClO3 : số phân tử KCl : số phân tử O2 = 2:2:3
b) 2NaNO3 → 2NaNO2 + O2
Số phân tử NaNO3 : số phân tử NaNO2 : số phân tử O2 = 2:2:1
Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc, khí CO hoặc không có oxi, để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt ?
Trong các giếng sâu ở một số vùng đồng bằng thường có nhiều khí độc CO và CH4 và thiếu oxi. Vì một lí do nào đó mà ta xuống giếng thì rất nguy hiểm. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do trèo xuống giếng gặp nhiều khí độc và chết ngạt do thiếu oxi. Điều tốt nhất là tránh phải xuống giếng, nếu có xuống thì nên mang theo bình thở oxi. Trước khi xuống giếng cần thử xem trong giếng có nhiều khí độc hay không bằng cách cột một con vật như gà, vịt rồi thả xuống giếng. Nếu gà, vịt chết thì chứng tỏ dưới giếng có nhiều khí độc.
Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam hỗn hợp Cu, Mg, Fe vào 200 gam dung dịch gồm KNO3 6,06% và H2SO4 16,17%, thu được dung dịch X chỉ chứa muối trung hòa của kim loại và hỗn hợp khí Y (trong đó H2 chiếm 2,7778% khối lượng). Cho một lượng KOH (dư) vào X, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 16 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của FeSO4 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Do phản ứng tạo H2 => X không chứa NO3-
nH2 = x mol
=> m hh khí = 2x : (15/9) . 100 = 72x (g)
BTNT “H”: nH2O = nH2SO4 – nH2 = 0,33 – x (mol)
BTKL: mKL + mKNO3 + mH2SO4 = m muối + m hh khí + mH2O
=> 11,2 + 0,12.101 + 0,33.98 = 11,2 + 0,12.39 + 0,33.96 + 72x + 18(x – 0,33)
=> x = 0,04 mol
=> m hỗn hợp khí = 72x = 2,88 gam
BTKL: m dd sau pư = mKL + m dd (KNO3 + H2SO4) – m khí = 11,2 + 200 – 2,88 = 208,32 gam
Đặt nCu = a; nMg = b; nFe2+ = c; nFe3+ = d
BTĐT: 2nCu2+ + 2nMg2+ + 2nFe2+ + 3nFe3+ = 2nSO42- - nK+
Hay 2a + 2b + 2c + 3d = 2.0,33 – 0,12 = 0,54 (1)
Nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được oxit kim loại:
mO(oxit) = m oxit – mKL = 16 – 11,2 = 4,8 gam
=> nO(oxit) = 0,3 mol
BTe cho quá trình từ KL tạo thành oxit kim loại: 2nCu + 2nMg + 3nFe = 2nO
=> 2a + 2b + 3c + 3d = 2.0,3 = 0,6 (2)
Lấy (2) – (1) thu được c = 0,06 mol
=> nFeSO4 = c = 0,06 mol
=> C% FeSO4 = 4,378% gần nhất với giá trị 4,38%
Trung hòa 16,60gam hỗn hợp gồm axit axetic và axit fomic bằng dung dịch natri hiđroxit thu được 23,20 gam hỗn hợp hai muối.
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng ở dạng phân tử và ion rút gọn.
b. Xác định thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp trước và sau phản ứng.
a) Gọi số mol của axit axetic và axit fomic lần lượt là x và y (mol)
Phương trình hoá học ở dạng phân tử:
Phương trình hoá học ở dạng ion:
CH3COOH + OH- → CH3COO- + H2O
HCOOH + OH- → HCOO- + H2O
b) Theo đề bài ta có hệ phương trình:
Câu A. cho quỳ tím sau đó cho phản ứng lần lượt với BaCl2; Ba(OH)2
Câu B. cho quỳ tím sau đó cho phản ứng lần lượt với BaCl2; BaSO4
Câu C. cho quỳ tím sau đó cho phản ứng lần lượt với KCl; Ba(OH)2
Câu D. cho quỳ tím sau đó cho phản ứng lần lượt với NaCl; Ba(OH)2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.