Trong sản xuất brom từ các bromua có trong tự nhiên, để thu được một tấn brom phải dùng hết 0,6 tấn clo. Hỏi việc tiêu hao clo như vậy vượt bao nhiêu phần trăm so với dung lượng cần dùng theo lí thuyết?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong sản xuất brom từ các bromua có trong tự nhiên, để thu được một tấn brom phải dùng hết 0,6 tấn clo. Hỏi việc tiêu hao clo như vậy vượt bao nhiêu phần trăm so với dung lượng cần dùng theo lí thuyết?


Đáp án:

2NaBr  + Cl2         -------> 2NaCl       + Br2

               71 tấn                                      160 tấn

                  x                                              1 tấn

=> x = 0,44375 tấn

=> mCl2tiêu hao: 0,6 – 0,44375 = 0,15625 (tấn)

Vậy khối lượng Cl2 tiêu hao thực tế vượt so với khối lượng cần dùng theo lí thuyết:

( 0,15625 : 0,44375).100% = 35,2%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,5 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,5 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là bao nhiêu?


Đáp án:

Có thể coi 0,5 mol FeO và 0,5 mol Fe2O3 là 0,5 mol Fe3O4. Vậy cả hỗn hợp có 1 mol Fe3O4 nên có khối lượng là 232g.

Xem đáp án và giải thích
Trong một dung dịch có hòa tan 2 muối là NaBr và NaCl. Nồng độ phần trăm của mỗi muối trong dụng dịch đều bằng nhau và bằng C%. Hãy xác định nồng độ C% của 2 muối trong dung dịch biết rằng 50g dung dịch hai muối nói trên tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch AgNO3 8%, có khối lượng riêng D = 1,0625 g/cm3.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Trong một dung dịch có hòa tan 2 muối là NaBr và NaCl. Nồng độ phần trăm của mỗi muối trong dụng dịch đều bằng nhau và bằng C%. Hãy xác định nồng độ C% của 2 muối trong dung dịch biết rằng 50g dung dịch hai muối nói trên tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch AgNO3 8%, có khối lượng riêng D = 1,0625 g/cm3.


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
So sánh ý nghĩa của công thức phân tử và công thức cấu tạo. Cho thí dụ minh hoạ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh ý nghĩa của công thức phân tử và công thức cấu tạo. Cho thí dụ minh hoạ?


Đáp án:

Giống nhau: Cho biết số lượng mỗi nguyên tố trong phân tử.

Khác nhau:

Công thức phân tử Công thức cấu tạo

- Giống nhau:

Cho biết số lượng mỗi nguyên tố trong phân tử

- Khác nhau:

Chưa biết được tính chất của các hợp chất hữu cơ.

- Thí dụ:

CTPT C3H6 ta chưa biết hợp chất này là gì. Chỉ biết hợp chất có 3 nguyên tử C và 6 nguyên tử H

- Cho biết số lượng mỗi nguyên tố trong phân tử.

- Cho biết thứ tự liên kết của các nguyên tử trong phân tử và từ đó biết được tính chất của các hợp chất hữu cơ.

- CTPT C3H6

- Nếu CTPT CH2=CH-CH3

Là anken có phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng

- Nếu CTCT là  ⇒ là xicloankan

Xem đáp án và giải thích
Thiếc có thể có hoá trị II hoặc IV. Hợp chất có công thức SnO2 có tên là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thiếc có thể có hoá trị II hoặc IV. Hợp chất có công thức SnO2 có tên là gì?


Đáp án:

Thiếc là kim loại có nhiều hóa trị nên phải gọi tên kèm hóa trị.

SnO2 : Thiếc (IV) oxit.

Xem đáp án và giải thích
Hằng số cân bằng KC của một phản ứng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

 Hằng số cân bằng KC của một phản ứng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. Nồng độ.

  • Câu B. Nhiệt độ.

  • Câu C. Áp suất.

  • Câu D. Sự có mặt chất xúc tác.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…