Trong quá trình sản xuất NH3 thu được hỗn hợp gồm ba khí : H2, N2 và NH3. Trình bày phương pháp hoá học để chứng tỏ sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp.
Dùng giấy quỳ tím ẩm : nhận biết sự có mặt của NH3. Dẫn khí qua dung dịch HCl dư để hấp thụ hoàn toàn NH3 ; dẫn khí còn lại qua ống đựng CuO nung nóng : CuO bị khử và có H2O ngưng tụ chứng tỏ có H2 ; khí nitơ không cháy, không duy trì sự cháy.
Tính khối lượng đồng (II) hiđroxit phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 9 gam glucozo tạo dung dịch màu xanh lam?
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → 2H2O + (C6H11O6)2O
nCu(OH)2 = 1/2 nglu = 0,5.(90/180) = 0,025 mol
mCu(OH)2 = 0,025.98 = 2,45g
Hoà tan hoàn toàn 0,575 gam một kim loại kìềm vào nước. Để trung hoà dung dịch thu được cần 25 gam dung dịch HCl 3,65%. Xác định kim loại hoà tan?
X + H2O → XOH + 1/2H2
XOH + HCl → XCl + H2O
=> nHCl = nXOH = nX = 0,025 mol
=> MX = 23g (Na)
Hòa tan m gam hỗn hợp Fe, Cu (Fe chiếm 40% khối lượng ) vào 300 ml dd HNO3 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 0,7m chất rắn vầ 1,12 lít hỗn hợp gồm NO, N2O. Cô cạn Y được bao nhiêu gam muối khan trong các giá trị sau:
Giải
Hướng đi thứ nhất
Ta có: mFe = m.40% = 0,4m gam
Khối lượng Fe là 0,4m và Cu 0,6m (gam)
Kim loại còn dư 0,7m > 0,6m → còn dư Fe và Cu chưa phản ứng.
Toàn bộ muối sinh ra là Fe(NO3)2
Bảo toàn nguyên tố nitơ, ta có: nHNO3 = 4nNO + 10nN2O = 0,3 mol
nNO + nN2O = 0,05 mol
→ nNO = 1/30 mol và nN2O = 1/60 mol.
BTNT nitơ nHNO3 = 2n Fe(NO3)2 + nNO + 2nN2O
=>nFe(NO3)2 = (nHNO3 – nNO – 2nN2O) : 2 = (0,3 – 1/30 – 2/60) : 2 = 7/60
Khối lượng muối khan là mFe(NO3)2 = (7/60) x180 =21 gam
=> Đáp án A.
Hướng đi thứ hai
Vì Fe còn dư nên tạo ra muối Fe(NO3)2 và Cu chưa phản ứng
M kim loại dư 0,7m là 0,6m gam Cu và 0,1m gam Fe
=>mFe phản ứng = 0,4m – 0,1m = 0,3m gam
BT e ta có: 2nFe = 3nNO + 8nN2O
2.0,3m/56 = 3/30 + 8/60
=> m = 196/9
=> nFe pư = nFe(NO3)2 = (0,3.(196/9)) : 56 = 7/60
Khối lượng muối khan là Fe(NO3)2 = (7/60) x180 =21 gam
Tính số mol của 3.1023 phân tử nước?
Số mol của 3.1023 phân tử nước là:
n = A/N = 0,5 mol.
Hãy điền vào những ô trống của bảng những số liệu thích hợp của mỗi dung dịch glucozo C6H12O6 trong nước:
Các dung dịch | Khối lượng C6H12O6 | Số mol C6H12O6 | Thể tích dung dịch | Nồng độ mol CM |
Dung dịch 1 | 12,6(g) | … | 219ml | … |
Dung dịch 2 | … | 1,08mol | … | 0,519M |
Dung dịch 3 | … | … | 1,62l | 1,08M |
Dung dịch 1:
nGlucoso = 0,07 mol
V = 0,219 l
=> CM(Glucoso) = 0,32M
Áp dụng công thức: n = m/M; CM = n/V.
Để tính tương tự dung dịch 2, 3 ta được kết quả trong bảng sau.
Các dung dịch | Khối lượng C6H12O6 | Số mol C6H12O6 | Thể tích dung dịch | Nồng độ mol CM |
Dung dịch 1 | 12,6(g) | 0,07mol | 219ml | 0,32M |
Dung dịch 2 | 194,4g | 1,08mol | 2081ml | 0,519M |
Dung dịch 3 | 315g | 1,75mol | 1,62l | 1,08M |
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.