Trộn một dung dịch có hòa tan 0,2 mol CuCl2 với một dung dịch có hòa tan 20g NaOH. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa đến khi khối lượng không đổi.
a) Viết các phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung.
c) Tính khối lượng các chất có trong nước lọc.
nNaOH = 0,5 mol
a) Phương trình hóa học của phản ứng:
2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl (1)
Cu(OH)2 to→ CuO + H2O (2)
b) Khối lượng chất rắn thu được sau khi nung:
Theo phương trình (1):
nNaOH = 2nCuCl2 = 0,4 mol
nNaOH dư = 0,5 – 0,4 = 0,1 mol
Tính khối lượng chất rắn CuO, theo (1) và (2) ta có:
nCuO = nCu(OH)2 = nCuCl2 = 0,2 mol
mCuO = 0,2 x 80 = 16g.
c) Khối lượng các chất trong nước lọc:
Khối lượng NaOH dư: mNaOH = 0,1 x 40 = 4g
Khối lượng NaCl trong nước lọc:
nNaCl = nNaOH = 0,4 mol
mNaCl = 0,4 x 58,5 = 23,4g.
Câu A. Al2(SO4)3 và FeSO4 còn dư, Fe2(SO4)3
Câu B. Al2(SO4)3, CuSO4 dư và FeSO4 chưa phản ứng.
Câu C. Al2(SO4)3 và FeSO4 chưa phản ứng.
Câu D. Al2(SO4)3, FeSO4 dư và FeSO4 chưa phản ứng.
Chia m gam hỗn hợp các kim loại Al, Fe, Ba thành 3 phần bằng nhau.
Phần 1 tác dụng với nước dư, thu được 0,896 lit H2 (đktc).
Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,568 lit H2 (đktc).
Phần 3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lit H2 (đktc).
Giá trị của m là
Gọi số mol Al, Fe, Ba ban đầu là 3x, 3y, 3z mol
Mỗi phần có x, y, z mol mỗi KL Nhận thấy VH2 (phần 2) >VH2 (phần 1)
Chứng tỏ ở phần 1, Al dư, Ba(OH)2 hết, số mol các sản phẩm tính theo Ba(OH)2
- Phần 1:
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2
→ z + 3z = nH2 = 0,896 : 22,4 = 0,04 mol
→ z = 0,01 mol
→ nBa = 0,01 mol
- Phần 2:
Ta có: nNaOH = 0, 05 mol; nH2 = 0, 07 mol
2Al + 2NaOH → 2H2O + 2NaAlO2 + 3H2 (1)
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2 (2)
Số mol KL mỗi phần đều bằng nBa = 0,01 mol
→ nH2(2) = 0,01 mol
Tổng nH2= 0,07 mol
→ nH2(1) = 0,06 mol
→ x = nAl = (⅔).0,06 = 0,04 mol
- Phần 3:
Ta có: nH2 = 0,1 mol
Ba + 2HCl → BaCl2 + H2 → nH2 = 0,01 mol
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 → nH2 = 0,06 mol
Fe + 2HCl + FeCl2 + H2 (3)
→ nH2 (3) = 0,03 mol = nFe
Vậy mỗi phần có chứa: Al: 0,04 mol; Fe : 0, 03 mol; Ba : 0,01 mol
Trộn 100ml dung dịch AlCl3 1M với 200ml dung dịch NaOH 1,8M đến khi phản ứng hoàn toàn thì lượng kết tủa thu được bao nhiêu?
n Al(3+ = 0,1 mol; n OH- = 0,36 mol
Al(3+ + 3OH- → Al(OH)3
Ta có n Al(3+ < 3 n OH- ⇒ OH- dư;
n OH- dư = 0,36 – 0,1.3 = 0,06
OH- + Al(OH)3 → AlO2- + 2H2O
n Al(OH)3 > n OH- dư ⇒ Al(OH)3 tan một phần
⇒ nAl(OH)3 không tan = 0,1 – 0,06 = 0,04 mol
mkết tủa = mAl(OH)3 = 0,04 . 78 = 3,12g
Đốt cháy 1mol sắt trong oxi thu được 1mol sắt oxit. Tìm công thức của oxit sắt này
1mol Fe → 1 mol oxit sắt
Suy ra trong oxit chỉ có chứa 1 nguyên tử Fe.
Vậy công thức của oxit đó là: FeO.
Viết phương trình hóa học của phản ứng hiđro khử các oxit sau:
a) Sắt (III) oxit.
b) Thủy ngân(II) oxit.
c) Chì(II) oxit.
a) Fe2O3 + 3H2 to→ 2Fe + 3H2O.
b) HgO + H2 to→ Hg + H2O.
c) PbO + H2 to→ Pb + H2O.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.