Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5M với 3 lít dung dịch đường 1M. Tính số mol đường có trong dung dịch đường sau khi trộn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5M với 3 lít dung dịch đường 1M. Tính số mol đường có trong dung dịch đường sau khi trộn?


Đáp án:

Số mol đường có trong dung dịch 1: n1 = CM.V = 0,5. 2= 1 mol

Số mol đường có trong dung dịch 2: n2 = CM.V = 1. 3 = 3 mol

Số mol đường có trong dung dịch sau khi trộn là: n = 1+3 = 4 mol

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

“Hiệu ứng nhà kính” là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

“Hiệu ứng nhà kính” là gì?


Đáp án:

Khí cacbonic CO2 trong khí quyển chỉ hấp thụ một phần những tia hồng ngoại (tức là những bức xạ nhiệt) của Mặt Trời và để cho những tia có bước sóng từ 50000 đến 100000 A0 đi qua dễ dàng đến mặt đất. Nhưng những bức xạ nhiệt phát ra ngược lại từ mặt đất có bước sóng trên 140000 A0 bị khí CO2 hấp thụ mạnh và phát trở lại Trái Đất làm cho Trái Đất ấm lên. Theo tính toán của các nhà khoa học thì nếu hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng lên gấp đôi so với hiện tại thì nhiệt độ ở mặt đất tăng lên 4oC.

Về mặt hấp thụ bức xạ, lớp CO2 ở trong khí quyển tương đương với lớp thủy tinh của các nhà kính dùng để trồng cây, trồng hoa ở xứ lạnh. Do đó hiện tượng làm cho Trái Đất ấm lên bởi khí COđược gọi là hiệu ứng nhà kính.

Xem đáp án và giải thích
Có những pin điện hóa được ghép bởi những cặp oxi hóa – khử chuẩn sau : a) Pb2+/Pb và Zn2+/Zn b) Mg2+/Mg và Pb2+/Pb
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những pin điện hóa được ghép bởi những cặp oxi hóa – khử chuẩn sau :

a) Pb2+/Pb và Zn2+/Zn

b) Mg2+/Mg và Pb2+/Pb


Đáp án:

a) Phản ứng trong pin điện hóa : Zn + Pb2+ → Zn2+ + Pb

Zn → Zn2+ +2e

Zn : Cực âm, anot

Pb2+ + 2e → Pb

Pb : cực dương, catot

EoZn-Pb = -0,13 – (-0,76) = +0,63 V

b) Phản ứng trong pin điện hóa : Mg + Pb2+ → Mg2+ + Pb

Mg → Mg2+ +2e

Mg: Cực âm, anot

Pb2+ + 2e → Pb

Pb: cực dương, catot

EoMg-Pb = -0,13 – (-2,37) = +2,24 V

Xem đáp án và giải thích
Cho biết vị trí của những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn, vị trí của kim loại có tính khử mạnh nhất và vị trí của phi kim có tính oxi hoá mạnh nhất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết vị trí của những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn, vị trí của kim loại có tính khử mạnh nhất và vị trí của phi kim có tính oxi hoá mạnh nhất.



Đáp án:

+) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố kim loại có mặt ở:

- Nhóm IA(trừ H), nhóm IIA, nhóm IIIA (trừ Bo) và một phần các nhóm IVA,VA, VIA

- Các nhóm B (từ IB đến VIIIB)

- Họ lantan và actini được xếp thành hai hàng ở cuối bảng

+) Các kim loại có tính khử mạnh nhất nhất nằm ở nhóm IA, các phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất nằm ở nhóm VIIA.




Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định chất dựa vào phản ứng thủy phân este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 trong môi trường axit thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y (chứa C, H, O). Biết Y có thể được tạo ra từ quá trình oxi hóa X ở điều kiện thích hợp. Cấu tạo của X là:


Đáp án:
  • Câu A. C2H5OH

  • Câu B. CH3COOC2H5

  • Câu C. C2H5COOCH3

  • Câu D. CH3COOH.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết tổng hợp về hóa hữu cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các phát biểu sau: (1) Cho xenlulozo vào ống nghiệm chứa nước Svayde, khuấy đều thấy xenlulozo tan ra. (2) Tơ visco , tơ axetat là tơ tổng hợp (3) Tơ nitron (hay olon) được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét (4) Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao (khó bay hơi) (5) Trong phản ứng tráng gương, glucozo đóng vai trò chất oxi hóa Số phát biểu đúng là :


Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 5

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…