Trộn 0,25 mol bột Al với 0,15 mol bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí (giả sử chỉ có phản ứng khử Fe2O3 về Fe) thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, m gam chất rắn khan Z và 0,15 mol H2. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm và giá trị của m
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 0,25 mol bột Al với 0,15 mol bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí (giả sử chỉ có phản ứng khử Fe2O3 về Fe) thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, m gam chất rắn khan Z và 0,15 mol H2. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm và giá trị của m


Đáp án:

 nAl dư = 2nH2/ 3 = 0,1 mol

    ⇒ H = (0,25 – 0,1)/0,25 .100% = 60%

2Al  + Fe2O3  ---> Al2O3 + 2Fe

0,15

⇒ mZ = 160.(0,15 – 0,075) + 56.0,15 = 20,4 g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Làm thế nào để loại hơi nước và khí CO2 có lẫn trong khí CO ? Viết các phương trình hóa học?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Làm thế nào để loại hơi nước và khí CO2 có lẫn trong khí CO ? Viết các phương trình hóa học?


Đáp án:

- Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch nước vôi trong dư, khí cacbonic sẽ bị giữ lại

   CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

- Còn lại hơi nước và CO ta dẫn qua bình H2SO4 đặc thì hơi nước bị giữ lại, ta thu được khí CO.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hoá học a. Phân biệt các bình đựng khí riêng biệt không dán nhãn: H2, O2, CH4, C2H4, C2H2 b. Tách riêng khí metan từ hỗn hợp với lượng nhỏ các chất C2H4, C2H2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trình bày phương pháp hoá học

a. Phân biệt các bình đựng khí riêng biệt không dán nhãn: H2, O2, CH4, C2H4, C2H2

b. Tách riêng khí metan từ hỗn hợp với lượng nhỏ các chất C2H4, C2H2.


Đáp án:

a. Lấy các mẫu khí nhỏ từ các bình đừng khí và đánh số theo thứ tự.

- Cho tàn đóm qua các mẫu khí, mẫu nào làm tàn đóm bùng cháy thì đó là O2.

- Lần lượt dẫn các mẫu khí còn lại qua dung dịch AgNO3/NH3, mẫu khí nào làm dung dịch xuất hiện kết tủa vàng thì đó là C2H2.

   CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg↓ + 2NH4NO3

- Lần lượt dẫn các mẫu khí còn lại qua dung dịch brôm, khí nào làm nhạt màu dung dịch brôm thì đó là C2H4.

   CH2=CH2 + Br2 (nâu đỏ) → BrCH2-CH2Br (không màu)

- Đốt cháy hai mẫu khí còn lại, dẫn sản phẩm qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, nếu xuất hiện kết tủa trắng thì đó là CH4

   2H2 + O2 → 2H2O

   CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

   CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

- Khí còn lại là H2

b. Cho hỗn hợp khí đi qua dung dịch Br2 dư, C2H4 và C2H2 sẽ tác dụng hết với dung dịch Br2, khí đi ra là metan.

   CH2=CH2 + Br2 (nâu đỏ) → BrCH2-CH2Br (không màu)

   CH≡CH + 2Br2 (nâu đỏ) → Br2CH-CHBr2 (không màu)

Xem đáp án và giải thích
Biện luận công thức cấu tạo của C6H10O5 dựa vào sơ đồ phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

X là một hợp chất có CTPT C6H10O5: X + 2NaOH → 2Y + H2O ; Y + HCl loãng → Z + NaCl ; Hãy cho biết 0,1 mol Z tác dụng với Na dư thì thu được bao nhiêu mol H2?


Đáp án:
  • Câu A. 0,1 mol

  • Câu B. 0,15 mol

  • Câu C. 0,05 mol

  • Câu D. 0,2 mol

Xem đáp án và giải thích
Axit H2SO4 loãng phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào dưới đây: A. FeCl3, MgO, Cu, Ca(OH)2 . B. NaOH, CuO, Ag, Zn. C. Mg(OH)2, HgO, K2SO3, NaCl . D. Al, Al2O3, Fe(OH)3, BaCl2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Axit H2SO4 loãng phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào dưới đây:

A. FeCl3, MgO, Cu, Ca(OH)2 .

B. NaOH, CuO, Ag, Zn.

C. Mg(OH)2, HgO, K2SO3, NaCl .

D. Al, Al2O3, Fe(OH)3, BaCl2.


Đáp án:

Axit H2SO4 loãng phản ứng được với dãy chất: Al, Al2O3, Fe(OH)2, BaCl2 hay D đúng.

Đáp án A loại Cu, FeCl3

Đáp án B loại Ag

Đáp án C loại NaCl

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn Hiđrocacbon X, thu đuộc CO2 và H2O có số mol theo tỉ lệ tương ứng 2 : 1. Mặt khác, 1 mol X tác dụng được tối đa với 4 mol H2 (Ni, t°) : 1 mol X tác dụng được tối đa 1 mol Br2. Công thức của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn Hiđrocacbon X, thu đuộc CO2 và H2O có số mol theo tỉ lệ tương ứng 2 : 1. Mặt khác, 1 mol X tác dụng được tối đa với 4 mol H2 (Ni, t°) : 1 mol X tác dụng được tối đa 1 mol Br2. Công thức của X là gì?


Đáp án:

nC : nH = 2 : (1.2) = 1 : 1 ⇒ CTPT: CnHn

1 mol X + 4 mol H2 (Ni, to); 1 mol X + 1 mol Br2

⇒ X chứa vòng benzen + 1 liên kết đôi ở nhánh ⇒ k = 5

CTPT X: CnH2n+2-2k ⇒ 2n + 2 – 2k = n ⇒ k = 5; n = 8 ⇒ CTPT: C8H8

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…