Để tạo bơ nhân tạo (chất béo rắn) từ dầu thực vật (chất béo lỏng) ta cho dầu thực vật thực hiện phản ứng ?
Câu A. Đehirđro hoá
Câu B. Xà phòng hoá
Câu C. Hiđro hoá Đáp án đúng
Câu D. Oxi hoá
Chọn C. - Trong thành phần chất béo rắn có chứa các gốc axit béo no do vậy để chuyển hóa thành các chất béo lỏng có chứa các gốc axit béo không no thì người ta dùng phản ứng đehiđro hóa. Ngược lại, để chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn người ta dùng phản ứng hiđro hóa.
Câu A. 5
Câu B. 2
Câu C. 4
Câu D. 3
Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Tìm m?
nAla = 0,32 mol; nAla-Ala = 0,2 mol; nAla-Ala-Ala = 0,12mol
⇒ ∑nAla = 0,32 + 0,2.2 + 0,12.3 = 1,08 mol
ntetrapeptit = 1,08/4 = 0,27 mol
⇒ m = 0,27(89.4 - 18.3) = 81,54 g
Vì sao không nên dùng xà phòng có độ kiềm cao để giặt quần áo làm bằng nilon, len, tơ tằm ; không nên giặt bằng nước quá nóng hoặc là (ủi) quá nóng các đồ dùng trên
Nilon, len, tơ tằm đều có các nhóm CO - NH trong phân tử. Vì vậy, các loại tơ này dễ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm và axit. Do đó, độ bền của quần áo làm bằng các loại tơ này sẽ bị giảm đi khi giặt bằng xà phòng có độ kiềm cao.
Nilon, len, tơ tằm kém bền với nhiệt nên không được giặt chúng bằng nước quá nóng, không là (ủi) quá nóng.
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là bao nhiêu?
Bảo toàn O ⇒ nX = 0,04 mol
Bảo toàn khối lượng cho phản ứng cháy ⇒ a = 39,6 + 2,28.44 - 3,26.32= 35,6g
nNaOH= 3nX= 0,12mol và nC3H5(OH)3 = nX = 0,04 mol
Bảo toàn khối lượng cho phản ứng xà phòng hóa:
b = a + mNaOH - mC3H5(OH)3 = 36,72g
Để đánh giá lượng axit béo tự do có trong chất béo người ta dùng chỉ số axit. Đó là số miligam KOH cần để trung hòa axit béo tự do có trong một gam chất béo (nói gọn là trung hòa một gam chất béo).
a. Tính chỉ số axit của một chất béo biết rằng để trung hòa 14g chất béo đó cần dùng 15 ml dung dịch KOH 0,1M.
b. Tính khối lượng NaOH cần thiết để trung hòa 10 gam chất béo có chỉ số axit là 5,6.
a. nKOH = 0,015.0,1= 0,0015 mol
=> mKOH = 0,0015.56 = 0,084 gam = 84 mg.
Để trung hòa 14 gam chất béo cần 84 mg KOH
=> Để trung hòa 1 gam chất béo cần 84 : 14 = 6 mg KOH
Vậy chỉ số axit là 6
b. Chỉ số axit của chất béo là 5,6 tức là:
Để trung hòa 1 g chất béo đó cần 5,6 mg KOH
Để trung hòa 10 g chất béo cần 56 mg KOH
=> nKOH = (56:56).10-3 mol
Mà phản ứng của chất béo với KOH và NaOH có cùng tỉ lệ là số mol KOH và NaOH tiêu tốn như nhau => nNaOH = nKOH = 10 - 3 mol
Vậy khối lượng NaOH cần dùng để trung hòa 10 gam chất béo là:
m = 10 - 3.40 = 0,04 (g)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.